Để kinh tế biển trở thành động lực phát triển
Thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, nhằm hình thành nên vùng kinh tế biển - một trong ba vùng động lực phát triển theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vùng biển “ngủ quên”
Là một tỉnh nằm phía khu vực Nam Đồng bằng Sông Hồng, Nam Định có bờ biển dài 72 km, gồm 3 huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ và Hải Hậu với gần 80 xã, thị trấn, trong đó có 19 xã giáp biển; tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 724 km2, bằng 43 diện tích toàn tỉnh, có bờ biển dài 72 km; dân số hơn 600 nghìn người, khoảng 34% dân số toàn tỉnh.
Trong những năm qua, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt nam đến năm 2020 và Nghị quyết Trung ương 8 khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Nam Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân các huyện ven biển đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biển của tỉnh. Tuy vậy, hàng năm các huyện ven biển mới đóng góp khoảng 25% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh; thu nhập của người dân cũng mới chỉ bằng mức bình quân chung của cả tỉnh.
Đến nay, công tác quy hoạch được tích cực triển khai, làm định hướng cho phát triển vùng ven biển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, khu, cụm công nhiệp, trong đó có một số dự án lớn đã và đang triển khai như tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; tuyến đường bộ ven biển; cụm công trình kênh đào nối sông Đáy - Ninh Cơ; Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông; Khu kinh tế Ninh Cơ; các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại huyện Nghĩa Hưng… đã và đang góp phần cải thiện vị thế địa kinh tế, tạo diện mạo mới, tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nói chung và vùng ven biển nói riêng; qua đó cải thiện rõ rệt đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ven biển.
Tuy nhiên từ thực tế, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nam Định cũng thẳng thắn nhìn nhận những năm trước đây, phát triển vùng kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, dự án lớn; hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện, chưa tạo được sự kết nối đồng bộ với các địa phương khác trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực; phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; công tác với ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng chưa đáp ứng được yêu cầu; khoảng cách giàu, nghèo của người dân ven biển có xu hướng ngày càng tăng.
Nguyên nhân được chỉ rõ đó là nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp về vai trò, vị trí của biển, phát triển bền vững vùng kinh tế biển chưa đầy đủ. Cùng với đó, vùng ven biển của tỉnh Nam Định không có nhiều lợi thế so với các tỉnh ven biển trên toàn quốc; hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn đến kinh tế và đời sống của người dân.
Huy động các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững
Nhằm thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của vùng ven biển đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngày 18/6/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ra Nghị quyết số 05/NQ-TU về “Xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025”.
Nghị quyết số 05/NQ-TU nêu rõ, cần tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững; phát triển kinh tế biển, vùng ven biển phải gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng vùng kinh tế ven biển trở thành vùng kinh tế động lực, có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch, kết hợp với phát triển các ngành nông nghiệp, thủy sản; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao mức sống người dân; bảo vệ bền vững môi trường; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Phấn đấu đến năm 2030, vùng kinh tế ven biển là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh, đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước; đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 03 huyện ven biển chiếm tỷ trọng từ 30 - 35% so với toàn tỉnh; tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 110 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2030; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 03 huyện ven biển chiếm tỷ trọng trên 45% so với toàn tỉnh; Tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 200 triệu đồng/người/năm.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết: Thời gian qua, việc thu hút các nhà đầu tư và các dự án lớn, nhất là vào khu vực ven biển được tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và đã đạt những kết quả bước đầu đáng ghi nhận; nhiều nhà đầu trong và ngoài nước đã và đang triển khai nhiều dự án lớn trên địa bàn; khi các dự án đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 16.200 lao động.
Tiêu biểu như Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng), với tổng diện tích gần 2.200ha, nằm trong Khu kinh tế Ninh Cơ đang được tỉnh Nam Định trình Chính phủ phê duyệt. Trong giai đoạn 1, Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông triển khai trên diện tích gần 520 ha; đến nay, đã thu hút nhiều dự án đầu tư FDI lớn, với quy mô tổng giá trị vốn đầu tư gần 400 triệu USD; dự kiến tạo việc làm cho gần 10 nghìn lao động.
Các dự án tiêu biểu như: Dự án Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles do Công ty TNHH Top Textiles thuộc tập đoàn Toray (Nhật Bản) đầu tư, với diện tích 31,2ha, có tổng mức đầu tư 203 triệu USD đã đi vào hoạt động; Dự án Yi Da Denim Mill (VN) Co., LTD, của Tập đoàn Crystal, Hồng Kông (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư 60 triệu USD; dự án nhà máy nhuộm không nước Jehong Textile Enunic (Đài Loan), tổng vốn đầu tư hơn 6 triệu USD; dự án Sanbang Pte. Ltd (Singapore), tổng vốn đầu tư gần 30 triệu USD; dự án nhà máy may Xielong (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư 40 triệu USD... các dự án này đã được cấp giấy phép, đang triển khai và sẽ sớm đi vào hoạt động.
Đặc biệt, hiện tỉnh Nam Định đã thu hút Dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện tại khu vực Cồn Xanh với tổng vốn đầu tư lên tới 98.900 tỷ đồng gồm 03 dự án thành phần: Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định, Nhà máy Thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định và Nhà máy Thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng. Dự kiến, khi hoàn thành đi vào hoạt động tổ hợp 3 dự án thép xanh sẽ tạo việc làm cho khoảng 16.200 lao động trực tiếp, chủ yếu là lao động kỹ thuật và khoảng 2.000 lao động phổ thông, cùng nhiều việc làm gián tiếp từ phát triển mở rộng các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp phụ trợ.
- Từ khóa :
- Nam Định
- kinh tế Nam Định
- kinh tế biển
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nam Định tạo môi trường thuận lợi mời gọi nhà đầu tư
10:42' - 15/10/2024
Những năm gần đây, Nam Định đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, linh hoạt trong mời gọi các nhà đầu tư, thu hút dòng vốn FDI.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khó thực hiện việc xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng
11:11'
Việc thực hiện các dự án đầu tư về sản xuất điện bị chậm hoặc đã dừng đang khiến cho mục tiêu xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng khó thực hiện được.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh dự kiến giải ngân đầu tư công đạt 95% sau điều chỉnh
09:59'
Tỉnh Quảng Ninh dự kiến đến hết năm 2024 giải ngân sẽ đạt 95% kế hoạch sau điều chỉnh, số vốn còn lại được giải ngân sang năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD với hàng trăm dự án đầu tư từ nước ngoài
09:01'
Tính chung 11 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI; trong đó đăng ký cấp mới 258 dự án với số vốn đạt 1,2 tỷ USD
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy giao lưu Nghị viện Việt Nam - Đức
08:23'
Mong muốn của Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Đức trong lĩnh vực giáo dục vì Đức có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật