Đề nghị xem xét lại mức đánh thuế và truy thu thuế với Uber
Những tiện ích về tránh bị gian lận cước, tối ưu hóa hành trình, giảm lượng xe chạy lòng vòng đón khách, “làn sóng công nghệ" ứng dụng phần mềm Uber trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi đã tác động lên các hãng taxi truyền thống, khiến họ phải đầu tư nâng cấp công nghệ, sử dụng phần mềm điều hành liên lạc…
Tuy nhiên, hiện tại, Chính phủ phải đang phải giải quyết “bài toán khó” trong mô hình quản lý với hàng loạt vấn đề đặt ra như làm sao để tránh thất thu thuế; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa taxi truyền thống và xe hợp đồng điện tử, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới?Bản chất Uber không khác biệt so với Grab
Tại buổi Tọa đàm chính sách quản lý kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử qua biên giới được tổ chức ngày 26/10, theo đại diện các cơ quan chức năng, thương mại điện tử mang lại rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng và xã hội nhưng cùng lúc đó cũng có nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt về khía cạnh pháp lý và quản lý.Điển hình về dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới được đưa ra phân tích là Uber, trong đó nổi bật là hai vấn đề bản chất của loại hình dịch vụ Uber và nghĩa vụ thuế của Công ty này khi hoạt động tại Việt Nam.Về vấn đề bản chất của loại hình dịch vụ Uber, các chuyên gia từ Vụ Pháp luật dân sự kinh tế (Bộ Tư pháp), Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) và chuyên gia đến từ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng phân tích nhiều quan điểm phân loại dịch vụ này bao gồm dịch vụ vận tải hành khách (bằng xe hợp đồng hoặc xe taxi), dịch vụ công nghệ, dịch vụ hỗ trợ vận tải, và dịch vụ mới (dịch vụ kết nối vận tải).Theo tiến sỹ Võ Trí Hảo, Khoa Luật (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), mặc dù Uber chưa được Bộ Giao thông Vận tải cho phép hoạt động thí điểm, tuy nhiên đối với loại hình dịch vụ tương tự là Grab, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan quản lý thuế ở Thành phố Hồ Chí Minh đã coi dịch vụ kết nối giữa lái xe với hành khách là mô hình cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ và chịu mức thuế giá trị gia tăng là 5%.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã có Công văn số 11828/BTC-CST hướng dẫn thu thuế Uber, trong đó xác định dịch vụ phần mềm kết nối giữa lái xe và hành khách sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất 3%, như đối với dịch vụ vận tải.“Như vậy, đối với dịch vụ phần mềm kết nối của Uber, Bộ Tài chính coi đó là một bộ phận cấu thành của dịch vụ vận tải, chứ không phải là dịch vụ khoa học công nghệ mặc dù dịch vụ của Uber không có gì khác biệt so với Grab,” ông Hảo đánh giá.Mặt khác, theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động thì dịch vụ kết nối lái xe với hành khách của Grab, Uber là hình thức kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử.“Qua khảo sát, rất nhiều quốc gia cũng đã tiếp nhận ứng xử với Uber là phần mềm kết nối lái xe và hành khách, một bộ phận cấu thành của dịch vụ vận tải. Đó cũng chính là lý do mà Uber đưa ra khi thương thảo với các cơ quản quản lý thuế của Việt Nam. Bộ Tài chính coi Uber là dịch vụ phần mềm kết nối tài xế và hành khách tỏ ra là lựa chọn khôn ngoan nhất, mặc cho tính khoa học của nó còn gây ra nhiều tranh cãi,” ông Hảo nhận xét.Ông Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra ý kiến xoay quanh dịch vụ Uber có hai vấn đề nổi cộm mà các nhà quản lý cần đặc biệt lưu tâm xem xét đó là xác định hình thức kinh doanh của Uber tại Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền lợi hành khách.Về vấn đề xác định hình thức kinh doanh, ông Tuấn cho rằng nếu xác định Uber là dịch vụ kết nối vận tải như Công ty này vẫn khẳng định thì Việt Nam có thể toàn quyền quyết định quản lý vì trong danh mục dịch vụ cung cấp qua biên giới trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không có dịch vụ kết nối vận tải.Đối với bảo vệ quyền lợi cho hành khách, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết đã nghiên cứu kỹ các hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Uber và nhà cung cấp dịch vụ vận tải, cũng như giữa Uber và khách hàng và nhận thấy rằng Uber hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bất cứ vấn đề gì và mọi khiếu nại, tranh chấp sẽ được xử lý tại tòa án và theo pháp luật Hà Lan.
Thanh kiểm tra, truy thu thuế
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, Uber đã kết nối nhu cầu của khách hàng cần đi lại. Toàn bộ doanh thu vận chuyển chuyển khoản do Uber thu về Hà Lan sau đó chuyển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam 80%. Doanh thu bằng tiền mặt tổ chức, cá nhân vận tải giữ lại 80%, sau đó chuyển cho Uber 20%, như vậy có thể thấy Uber kiểm soát toàn bộ doanh thu.
“Cơ quan thuế sẽ phải xác định doanh thu quy đổi để tính thuế cho cả phía Uber Hà Lan và đối tác vận tải Việt Nam thông qua số tiền chuyển 20% trả cho Uber qua tài khoản để quy đổi 100% phát sinh,” bà Cúc phân tích.Đưa ra cách nhìn dễ hơn, bà Cúc so sánh việc kiểm soát doanh thu Uber tương tự như một số hãng taxi Việt Nam đó là bán xe cho lái xe (bao gồm lãi trả góp) và cho lái xe sử dụng thương hiệu của hãng, hàng tháng lái xe nộp cho hãng khoản tiền phí bộ đàm theo quy định của từng hãng. Tiền thu này cũng là doanh thu vận tải của hãng taxi, không phải là dịch vụ.
Thừa nhận việc quản lý, thanh kiểm tra trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới gặp nhiều khó khăn, bà Cúc lý giải khi cho rằng trong lĩnh vực này đòi hỏi yêu cầu cao hơn với so với thanh tra thuế thông thường đó là cán bộ công chức thuế ngoài trình độ nghiệp vụ thuế chuyên sâu còn phải tinh thông tin học, ngoại ngữ, có kiến thức về các giao dịch thương mại điện tử...Hơn nữa, vị Chủ tịch VTCA đề xuất, trong quá trình thanh tra, phải có sự hỗ trợ, vào cuộc của các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý chức năng liên quan mới có thể xác định luồng tiền thanh toán; truy tìm dấu vết dữ liệu lịch sử giao dịch… làm cơ sở truy thu thuế đối với các doanh thu không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ trong giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ trên hệ thống máy tính, chủ của doanh nghiệp.Thậm chí, theo bà Cúc phải có hỗ trợ của chuyên gia công nghệ thông tin để phục hồi dữ liệu trong trường hợp đơn vị kinh doanh cố tình xoá thông tin liên quan đến kinh doanh.Đề cập đến việc truy thu thuế Uber, bà Cúc cho biết, chính sách thuế hiện hành đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, do vậy, kể từ khi có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì Uber phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế.Nhìn nhận Uber là hoạt động kinh doanh mới, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong bất kể trường hợp hoạt động kinh doanh tương tự nhau đều phải đánh thuế một cách công bằng.“Nếu như Grab hoặc một hình thức khác mà đánh thuế 5% vì liệt vào dạng công nghệ, mà Uber là 3% thì trong trường hợp này có lẽ cần phải xem xét lại,” ông Hiếu khẳng định./.- Từ khóa :
- uber
- đánh thuế uber
- thương mại điện tử
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
UberEats "phủ sóng" tại nhiều thành phố lớn của Australia
07:31' - 14/10/2016
Truyền thống Australia ngày 12/10 đưa tin hiện Uber đã cung cấp dịch vụ giao đồ ăn cho người dân tại nhiều thành phố lớn trên toàn quốc, trong đó có Melbourne, Brisbane, Adelaide và Perth.
-
Tài chính
Bộ Tài chính chốt phương án kê khai, nộp thuế của Uber tại Việt Nam
11:35' - 12/09/2016
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố về chính sách thuế và quản lý thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uber B.V Hà Lan tại Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Uber lỗ 1,27 tỷ USD nửa đầu năm 2016
15:15' - 26/08/2016
Dịch vụ taxi Uber thua lỗ 1,27 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016 do đầu tư mở rộng hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh lên cao.
-
Kinh tế Thế giới
Google thử nghiệm ứng dụng cạnh tranh với Uber
12:45' - 17/05/2016
Ứng dụng chỉ đường Waze của Google bắt đầu thử nghiệm tính năng mới mang tên "Carpool", một đối thủ tiềm năng cho các dịch vụ taxi giá rẻ như Uber hay Lyft.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.