Để Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu có năng lực
Nhằm mang tới một sân chơi cho các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra các giải pháp giúp nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu có năng lực, đáng tin cậy và bền vững, ngày 14/4, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2016 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, khai thác cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu”.
Đánh giá cao việc Việt Nam tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, tự do hóa thương mại là một động lực chính của thương mại quốc tế trong nhiều thập niên qua, đặc biệt là ở các nước châu Á và Việt Nam là quốc gia tương đối thành công trong việc tham gia vào quá trình này.
Tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (2007) đến nay, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam đã tăng lên 2,94 lần từ mức 111,3 tỷ USD (năm 2007) lên mức 327,8 tỷ (năm 2015); trong đó, nhập khẩu tăng 2,6 lần và xuất khẩu tăng 3,3 lần, tương ứng với kim ngạch 165,7 và 162,4 tỷ USD vào năm 2015.
Những kết quả nêu trên chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt các cơ hội từ hội nhập và tự do hóa thương mại để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng, tác động của hội nhập cũng sẽ khác nhau ở các ngành khác nhau.
Các ngành có lợi thế so sánh (hàng nội thất, túi xách, da giày, may mặc, một số mặt hàng nông nghiệp) sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong khi những ngành kém lợi thế sẽ chịu thua thiệt ở nhiều mức độ khác nhau.
Tương tự, sẽ có những doanh nghiệp có đủ năng lực, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có các biện pháp xúc tiến xuất khẩu mạnh mẽ, hiệu quả sẽ đạt được thành công.
Những doanh nghiệp khác sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Nhìn nhận về tư duy và hành động của doanh nghiệp trước bối cảnh hội nhập, ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ, ngoài một số thuận lợi, các ngành sản xuất của Việt Nam còn nhiều tồn tại, yếu kém cần phải cải thiện, đồng thời cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức.
Vì vậy, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu năng lực cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài một số doanh nghiệp tiên phong, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thế giới, chưa mạnh đầu tư cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu, khai phá thị trường.
Cùng với đó, cạnh tranh trong nước sẽ diễn ra gay gắt hơn do nguồn hàng nhập khẩu, với giá cả và chất lượng cạnh tranh hơn từ các nước vào Việt Nam gia tăng nhờ được gỡ bỏ mức thuế trung bình trên 10% hiện nay.
Ngoài ra, việc phải đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi…
Đây chính là rào cản chính mà doanh nghiệp xuất khẩu phải vượt qua để đạt được thành công trong xuất khẩu.
"Tuy vậy, chúng ta cũng cần có một cách nhìn lạc quan, đó là thị trường thế giới rất rộng lớn, có đủ chỗ cho mọi doanh nghiệp có tầm nhìn, quyết tâm hội nhập, có đủ ý chí, bản lĩnh để thay đổi mình, phù hợp với môi trường mới, luật chơi mới. Để tồn tại, phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuyển biến về tư duy, chủ động thích ứng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, và đặc biệt cần tập trung, nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. " - ông Võ Trí Thành nói.
Tại Diễn đàn, các chuyên gia cũng đã phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về cơ hội, thách thức của hội nhập kinh tế đối với nền kinh tế nói chung và xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng, trong đó có những đánh gia lợi ích kỳ vọng và dự báo khó khăn từ cam kết về thuế trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ngoài ra, các đại biểu còn tập trung trao đổi về định hướng chính sách hỗ rợ xúc tiến xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các lợi thế và chủ động trước khó khăn, thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam dẫn đầu 30 nền kinh tế xuất khẩu của WTO
09:43' - 09/04/2016
Trong số 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam là quốc gia duy nhất có giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng trong năm 2015, với mức tăng là 7,9%, lên 162 tỷ USD.
-
Thị trường
Việt Nam là điểm sáng trong xuất khẩu của Hàn Quốc
14:28' - 01/04/2016
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 1/4 cho biết xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong tháng 3/2016 tiếp tục tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
08:58' - 01/04/2016
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Chỉ có nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của sản phẩm, đặc biệt thông qua hàm lượng công nghệ cũng như năng suất lao động… mới giúp hội nhập hiệu quả và thành công.
-
DN cần biết
Để doanh nghiệp xuất khẩu bớt "đơn thương độc mã"
07:01' - 01/04/2016
Doanh nghiệp "đơn thương độc mã" như những "chiến binh trên đấu trường" mà không nhận được hỗ trợ về công cụ phòng vệ thương mại hay khuyến cáo trước những rào cản thương mại vô lý mà họ sẽ mắc phải.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.