Đề xuất 7 đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên
Ngày 17/10, tại thành phố Cần Thơ, Ban điều hành đề án Liên kết tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên tổ chức cuộc họp lấy ý kiến xây dựng đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”.
Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo 4 tỉnh tham gia đề án là An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Hậu Giang.
Ông Lâm Quang Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, hiện đề án đã có kế hoạch tổng thể, tiếp theo cần có các bước cụ thể để rút ngắn thời gian triển khai. Theo ông Thi, UBND các tỉnh tham gia đề án đã thống nhất cùng đóng góp kinh phí thực hiện.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập, tư vấn chính của đề án, các tỉnh thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên có liên quan chặt chẽ với nhau về môi trường, kinh tế xã hội.
Do đó, liên kết vùng sẽ giúp phân công vai trò giữa các địa phương một cách hiệu quả hơn, tránh việc cạnh tranh không cần thiết; giúp bố trí không gian phát triển hợp lý, hài hòa hơn cho toàn vùng, tránh chồng chéo, mâu thuẫn về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, nếu để các địa phương phát triển riêng lẻ sẽ không cộng lực được và kém hiệu quả hơn khi liên kết lại. Khi đó, việc liên kết sẽ giúp giải quyết những vấn đề chung, vượt ngoài ranh giới hành chính của từng tỉnh.
Trong phần trình bày của mình tại cuộc họp, chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện đề xuất 7 lĩnh vực mà các địa phương trong đề án có thể tiến hành liên kết.
Cụ thể, thứ nhất là liên kết về quy hoạch, kế hoạch (bố trí không gian phát triển).
Thứ hai là liên kết về sản xuất, xúc tiến thương mại nông nghiệp, thủy sản. Thứ ba là liên kết về phát triển du lịch.
Thứ tư là liên kết về quản lý nguồn nước, bảo vệ môi trường, đáp ứng đa mục tiêu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ năm là liên kết thu hút đầu tư. Thứ sáu là liên kết thiết lập hệ thống thông tin vùng và thứ bảy là liên kết xây dựng thể chế chính sách cho tiểu vùng.
Nhận xét đây là chuyển đổi lớn, đúng thời điểm và rất mới mẻ, chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, việc liên kết sẽ có khó khăn do đó cần phải có sự cam kết lâu dài giữa các tỉnh, thành tham gia.
Cùng với việc phải tiến hành các bước hoàn toàn mới thì việc thiếu nguồn lực là thách thức mà các tỉnh cần phải vượt qua.
Quan trọng nhất, theo ông Thiện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đã mở ra một bức tranh tươi sáng cho tương lai của Đồng bằng sông Cửu Long.
"Việc cần làm lúc này là các tỉnh cần cam kết đi theo hướng mà Thủ tướng đã chỉ đạo và quyết tâm thực hiện đến cùng" ông Nguyễn Hữu Thiện nói.
Vùng Tứ giác Long Xuyên có tổng diện tích khoảng 500.000 ha, là khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Thế mạnh của Tứ giác Long Xuyên là lúa gạo, cá với tổng sản lượng lúa gạo hàng năm khoảng 5 triệu tấn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, khu vực này đã chịu nhiều tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng…
Bên cạnh đó, việc các nước thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng các công trình thủy điện bất hợp lý đã dẫn đến suy giảm cả về lưu lượng và chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.
Đồng thời, khu vực này còn đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trữ lượng nước ngầm và sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức.
Do đó, việc triển khai đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên là cần thiết, nhằm đảm bảo quản lý thống nhất, hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của toàn vùng và từng địa phương.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tầm nhìn nào cho ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long?
17:14' - 10/10/2017
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nhằm tránh hạn mặn cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu ở các khu vực ven biển, thu hẹp lúa Xuân Hè và tăng vụ Thu Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú?
18:34' - 27/09/2017
"Chúng ta phải ứng phó cho được trước diễn biến phức tạp của BĐKH và biến vùng ĐBSCL thành vùng phát triển trù phú về nông nghiệp..."
-
Kinh tế Việt Nam
Cùng hiến kế phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
15:10' - 27/09/2017
Nhiều giải pháp mang tính liên ngành, liên vùng với tầm nhìn dài hạn để chuyển đổi hiệu quả trong quy hoạch tổng thể, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững đã được đưa ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
11:41' - 26/09/2017
Sáng 26/9, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra phiên khai mạc Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49' - 08/04/2025
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.