Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú?
Tại phiên họp toàn thể hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì ngày 27/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Chúng ta phải ứng phó cho được trước diễn biến phức tạp của BĐKH và biến vùng ĐBSCL thành vùng phát triển trù phú về nông nghiệp; trong đó, giải pháp quan trọng nhất là tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách phù hợp".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất, trù phú nhất nước ta trong những năm qua.
Năm 2016, sản lượng lúa vùng này đã đạt 24,5 triệu tấn. Toàn vùng đã sản xuất 56% sản lượng lúa, 70% sản lượng thủy sản 37% sản lượng trái cây của cả nước.
Đây là vùng góp phần quan trọng cho an ninh lương thực của cả nước đồng thời góp phần rất lớn trong việc xuất khẩu nông thủy sản thu ngoại tệ cho cả nước.
Vì vậy, trước tình hình BĐKH đang tác động nhanh hiện nay, ĐBSCL rất cần được quan tâm đầu tư phát triển bền vững để trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trù phú.
Bởi hiện nay, trên nhiều quốc gia có lượng mưa rất ít như Israel, diện tích đất nông nghiệp rất ít mà mặt đất thấp hơn mặt nước biển như Hà Lan... nhưng các nước vẫn xây dựng được nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại, xuất khẩu đạt kim ngạch rất cao.
Vấn đề là chúng ta phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp như thế nào cho phù hợp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, thực hiện Quyết định 899/QĐ ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ vừa qua, các tỉnh thành vùng ĐBSCL đều xây dựng kịch bản tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương mình. Mặc dù chỉ qua qua thời gian ngắn nhưng tất cả các địa phương đều đạt được thành công mức độ của mình và đều tìm ra được những vướng mắc.
Cụ thể như tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng được 5 sản phẩm kinh tế chủ lực của địa phương, nhưng thực tế vấn đề tổ chức tiêu thụ còn bị vướng cần tiếp tục tháo gỡ.
Nhìn chung, tất cả các địa phương trong vùng đều đã rất chủ động, tích cực tái cơ cấu nông nghiệp nhưng trong thời gian tới, lãnh đạo các địa phương cũng cần liên tục hoàn thiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp trong từng lĩnh vực, từng thời điểm cụ thể với mục tiêu cao nhất, sáng tạo nhất để đạt được kết quả như mong muốn.
Để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan nghiên cứu của vùng ĐBSCL cùng các tỉnh trong vùng phải giải quyết căn bản những nhu cầu giống của 3 nhóm nông sản chủ lực là: thủy sản, cây ăn trái và lúa gạo trong 5 năm tới, đưa ra những giống tốt để sản xuất và cạnh tranh.Đây là khâu cốt lõi nhất, điểm yếu nhất trong nhiệm vụ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa qua.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xử lý nhanh những bất cập trong việc triển khai thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh thu hút nghiệp doanh nghiệp để làm hạt nhân thực hiện các mô hình chuyển đổi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ có văn bản chỉ đạo nghiêm để giữ nguyên 227.000 ha rừng còn lại của vùng này, không được sử dụng bất kỳ hoạt động nào khác ngoài nhiệm vụ an ninh quốc phòng; trong đó, có 43.000 ha rừng ngập mặn.Nếu không giữ được rừng ngập mặn thì không thể làm được việc gì khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm việc với các địa phương về việc khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia phát triển rừng mới, đất mới, mạnh dạn giao cơ chế cho các doanh nghiệp sử dụng quỹ đất từ 50 -70 năm.
Trên các cơ sở phân tích, đánh giá, tại Hội nghị chuyên đề, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp chung để đối phó với BĐKH, tình hình thiên tai, sạt lở.
Đó là, tập trung vận động, đầu tư toàn thể bằng vốn nhà nước, các nguồn kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế cho các chương trình trước mắt, trung hạn, dài hạn và các chương trình chiến lược.
Đối với 40 điểm sạt lở bờ biển, bờ sông đang diễn ra trong vùng với tổng nguồn vốn khắc phục khoảng 2.000 tỷ đồng rất cần Chính phủ bố trí vốn thực hiện khắc phục ngay vì nếu để giao cho địa phương sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn và tình hình sạt lở sẽ tiếp tục, nếu làm sớm thì giá thành hạ, khắc phục nhanh hậu quả.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải mang tính bền vững tự nhiên.
Nuôi trồng thủy hải sản mặn, lợ, ngọt là thế mạnh là tiềm năng có thể mở rộng dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản đó là giảm thiểu tối đa việc khai thác nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước, quản lý chặt không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, tổ chức sản xuất phải được thúc đẩy liên kết hình thành các ngành hàng theo các quy mô khác nhau ...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng gặp gỡ Đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao bên lề hội nghị tại ĐBSCL
13:18' - 27/09/2017
Bên lề hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, sáng 27/9 tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với Đại sứ, đại diện một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
10:43' - 27/09/2017
Thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giải pháp phi công trình, giải pháp công trình trong việc xây dựng quy hoạch phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng thị sát khu vực ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
18:24' - 26/09/2017
Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đi thị sát bằng trực thăng các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.