Đề xuất chuyển thêm hai dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công
Theo dự thảo, trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư có 6 dự án thành phần sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2, Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu giây cùng 5 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP là Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, đến nay, cả 6 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công đều đã được triển khai xây dựng. Đối với 5 dự án thành phần triển khai theo hình thức PPP qua hơn một năm tổ chức sơ tuyển và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (cả đấu thầu quốc tế và trong nước) từ tháng 5/2019 đến nay còn 2 dự án thành phần không lựa chọn được nhà đầu tư sau đấu thầu gồm Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu.
Theo đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, nếu được chấp thuận chuyển đổi sang đầu tư công, các dự án sẽ được đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo đồng bộ với các dự án thành phần khác đang triển khai xây dựng.
Theo dự thảo báo cáo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, việc chuyển đổi phương thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đối với hai dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu không chọn được nhà đầu tư hiện nay rất cấp thiết để thực hiện đồng bộ với các dự án thành phần khác của cao tốc Bắc Nam đang thực hiện liền cạnh.
Cũng theo phân tích của Bộ Giao thông Vận tải, đến nay, cả hai dự án vừa đề xuất Chính phủ cho phép chuyển sang đầu tư công đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán, giải phóng mặt bằng đã đạt khoảng 92%.
Đây là các điều kiện thuận lợi để triển khai thi công hai dự án ngay trong khoảng quý I đến quý II/2021 và phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác trong năm 2023, đảm bảo đồng bộ với các dự án từ Ninh Bình đến Tiền Giang (cầu Mỹ Thuận 2) và sẽ sử dụng ngay toàn bộ phần diện tích mặt bằng đã bàn giao để triển khai thi công. Đồng thời, hai dự án có thể giải ngân ngay nguồn vốn đầu tư công trong quý I/2021.
“Nếu thực hiện điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đầu tư PPP sẽ kéo dài thời gian thêm tối thiểu khoảng 10 tháng, nhưng cũng không thể khẳng định sẽ lựa chọn được nhà đầu tư. Mặc khác, trong trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng để triển khai, sẽ không thể xác định được thời gian hoàn thành dự án và không thể giải ngân phần vốn góp của Nhà nước cho các dự án trong năm 2021”, Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận.
Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, về lâu dài, khi chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đối với 2 dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ, kết nối liên tục với các đoạn đường bộ cao tốc đã và đang triển khai xây đựng, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
Cũng theo Bộ Giao thông Vận tải, sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ xây dựng phương án phù hợp để thu hồi vốn Nhà nước. Dù chưa thể bù đắp ngay cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn trước mắt, nhưng về lâu dài cơ chế này sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo.
Về cơ sở pháp lý của việc đề xuất này, trao đổi với phóng viên ngày 27/11, Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) Lê Thắng cho hay, tại Khoản 4, Điều 3 Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội quy định: Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong trường hợp việc đấu thầu các dự án thành phần không lựa chọn được nhà đầu tư.
Đến thời điểm hiện nay, kết quả đấu thầu hai dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu không lựa chọn được nhà đầu tư. Căn cứ các quy định nêu trên, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chuyển đổi phương thức đầu tư.
Về phương án chuyển đổi, đặc biệt là vấn đề bố trí vốn cho hai dự án này, dự thảo báo cáo nêu rõ, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định chuyển đổi từ đầu tư PPP sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước đối với 2 dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu.
Theo đó, mục tiêu đầu tư, phạm vi, quy mô đầu tư của dự án không thay đổi, không tăng tổng mức đầu tư so với tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 52/2017/QH14.
Về nguồn vốn đầu tư, ông Lê Thắng cho rằng, hai dự án trên khi chuyển sang đầu tư công sẽ sử dụng nguồn vốn Nhà nước đã được Quốc hội thông qua chủ trương bố trí cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 tại Nghị quyết 52/2017/QH14 và Nghị quyết 117/2020/QH14.
Cụ thể, tổng nguồn vốn Nhà nước đã được Quốc hội thông qua chủ trương bố trí cho dự án cao tốc Bắc - Nam là 78.461 tỷ đồng. Kết quả rà soát, cập nhật tổng mức đầu tư toàn bộ 11 dự án thành phần đến thời điểm hiện nay là 89.201 tỷ đồng.
Theo đại diện Vụ Đối tác công - tư (PPP), Bộ Giao thông Vận tải, khi dự án đấu thầu không thành công, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy thầu theo hình thức PPP. Tiếp đó, theo quy định tại Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư dự án từ PPP sang đầu tư công.
Sau khi dự án được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phê duyệt điều chỉnh các dự án, tiến hành tách gói thầu, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, dự toán và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp để khởi công xây dựng.
Dự kiến, thời gian từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi hình thức sang đầu tư công đến khi các dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu khởi công sẽ mất khoảng 3 tháng (dự kiến khởi công cuối quý I, đầu quý II/2021).
Trao đổi với các chuyên gia kinh tế và chuyên gia giao thông, đa số ý kiến cho biết ủng hộ chủ trương chuyển đổi hai dự án thành phần trên từ PPP sang đầu tư công. Mặc khác, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, do đó, việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng...; trong đó, phát triển hạ tầng giao thông cần phải được ưu tiên đầu tư.
PGS. TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là việc chậm thi công 2 dự án thành phần này so với các đoạn kế tiếp sẽ dẫn đến việc hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam, khi đó sẽ không phát huy được hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cũng nêu ý kiến cũng cần đánh giá toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan để đưa ra quyết định hợp lý nhất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Triển khai 7 gói thầu sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 5
16:24' - 26/11/2020
Do lưu lượng xe lớn, nhiều xe tải trọng lớn nên mặt đường, hệ thống an toàn giao thông của Quốc lộ 5 đã hư hỏng. Vì vậy, đơn vị quản lý đang triển khai sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 5.
-
Kinh tế Việt Nam
Công trình thi công cầu vượt Dầu Giây kéo dài gây bức xúc
09:12' - 25/11/2020
Người dân sinh sống ở ngã tư Dầu Giây cho biết, nhà thầu ngưng thi công khiến việc lưu thông tại khu vực công trình cầu vượt ngã tư Dầu Giây bị hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách đột phá nào cho Đông Nam Bộ tăng tốc?
12:03' - 20/11/2020
Dân số chiếm khoảng 18% nhưng đóng góp khoảng 40% tổng thu ngân sách và khoảng 38% GDP cả nước, Đông Nam Bộ sẽ còn phát triển hơn nếu giải quyết tốt bài toán kết nối vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT kiến nghị hỗ trợ gần 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
18:32' - 13/11/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khoản kinh phí khắc phục hậu quả mưa lũ là 799 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cả nước có 1.322 ca mắc mới, thêm một thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 được cấp phép
19:10'
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 23/5 đến 16 giờ ngày 24/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.323 ca mắc mới.
-
Kinh tế & Xã hội
EuroCham Việt Nam công bố thông tin Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh
18:06'
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức họp báo công bố thông tin “Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - Green Economy Forum & Exhibition (GEFE) 2022”.
-
Kinh tế & Xã hội
Siêu dự án đường sắt tại London khai trương sau nhiều lần “lỡ hẹn”
16:44'
Sau thời gian dài trì hoãn, cuối cùng tuyến đường sắt Crossrail tại thành phố London đã chính thức khai trương ngày 24/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 24/5
16:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Ba ngày 24 tháng 5 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tàu cá tại Trà Vinh nằm bờ vì giá nhiên liệu tăng cao
15:42'
Gần một tháng nay, nhiều chủ phương tiện tàu đánh bắt thủy sản ở tỉnh Trà Vinh chấp nhận neo tàu nằm bờ, không ra khơi khai thác để tránh thua lỗ do giá nhiên liệu dầu không ngừng tăng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Giống nho mới NH04-102 tạo thế cạnh tranh với hàng nhập khẩu
15:40'
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho ăn tươi không hạt NH04-102.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/5
15:30'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, thứ Ba ngày 24 tháng 5 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 24/5
15:00'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24 tháng 5 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Mũi thứ 4 vaccine mRNA ngừa COVID-19 có thể tăng gấp đôi kháng thể
14:59'
Mũi thứ 4 vaccine công nghệ mRNA ngừa COVID-19 có thể giúp tăng nồng độ kháng thể và phản ứng miễn dịch của tế bào T cao hơn so với mũi thứ 3.