Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ vướng mặt bằng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Xác định đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của huyện, Thủ đô và đất nước, huyện Mê Linh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc triển khai dự án. Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng đất ở tại các xã vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. UBND huyện Mê Linh đã đề xuất, xin ý kiến UBND thành phố xem xét cơ chế đặc thù trên địa bàn huyện để sớm hoàn thành việc thu hồi đất ở, bàn giao cho chủ đầu tư thi công.
*Nỗ lực cao độ để có mặt bằng "sạch"
Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh Đinh Ngọc Thức, đến nay, UBND huyện đã phê duyệt phương án và tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp và đất do UBND các xã quản lý được 134,7ha/134,7ha, liên quan đến 2.700 hộ dân, đạt 100% diện tích; hoàn thành việc cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang nhân dân tại 4 thôn, di chuyển 566/566 ngôi mộ. Để người dân sớm an cư, huyện đã bố trí 3 khu tái định cư (Khê Ngoại, Tân Châu, Nội Đồng) với diện tích 14,81 ha, chiếm 44% diện tích các khu tái định cư của thành phố, phục vụ nhu cầu tái định cư của 330 hộ. Hiện, cả 3 khu tái định cư đã thi công đạt hơn 60% khối lượng công việc, phấn đấu hoàn thành hạ tầng cơ bản vượt tiến độ khoảng 90 - 150 ngày so với kế hoạch… Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn, quá trình triển khai giải phóng mặt bằng đất ở tại các xã vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đối với vướng mắc thuộc thẩm quyền của huyện như: Đề nghị giao thêm suất đất diện tích tối thiểu 80 m2; cho phép mua suất đất diện tích tối thiểu 48 m2; được bồi thường, hỗ trợ diện tích chênh lệch giữa giấy tờ và thực tế sử dụng…, UBND huyện đã căn cứ và vận dụng các quy định của pháp luật tập trung giải quyết, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các hộ dân. Đến nay, trên cơ sở tiếp nhận các kiến nghị của người dân, tham khảo thực tế tại các địa phương khác như: Đan Phượng, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông.., huyện đã xây dựng phương án điều chỉnh giá đất nơi đi và nơi đến (khu tái định cư) tại các xã Văn Khê, Đại Thịnh, Chu Phan. Ngay sau khi phê duyệt, UBND huyện sẽ tổ chức công khai đến người dân nhằm tạo sự đồng thuận. Đối với những vướng mắc thuộc thẩm quyền của thành phố như: Đề nghị đền bù đất vườn, đất ao như đất ở, UBND huyện đã có Văn bản số 559/UBND-TNMT báo cáo, đề xuất, xin ý kiến của UBND thành phố Hà Nội xem xét. Thực tế hiện nay, huyện bị vướng ở những trường hợp xây dựng nhà ở trên đất vườn ao do ông cha để lại. Hầu hết các thửa đất trong khu dân cư nông thôn đều có nguồn gốc là đất ông cha để lại, sử dụng từ trước ngày 18/12/1980. Các thửa đất này có diện tích đất lớn (trung bình gần 500 m2), được cấp hạn mức 200 m2 đất ở còn lại là đất vườn ao (hạn mức do thời điểm huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc quy định vùng đồng bằng là 200 m2, trung du 300 m2, miền núi 400 m2). Trong quá trình sử dụng, các thửa đất đã tách, tặng cho thành 73 thửa; có thửa đất khi chia tách toàn bộ diện tích chỉ là đất vườn, ao nhưng đã xây dựng nhà ở 2 - 4 tầng và công trình phụ trợ. Lãnh đạo UBND Mê Linh cho biết, việc áp dụng chính sách về giá đền bù đối với đất vườn thấp trên diện tích đất lớn và giá bồi thường công trình trên đất vườn thấp hoặc không được bồi thường, không được xét tái định cư. Do vậy, với 42 thửa đất cần thu hồi thì toàn bộ diện tích là đất vườn, ao trong khu dân cư, nguồn gốc là đất ông cha để lại, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các hộ gia đình đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và xây nhà, công trình phụ trợ, sử dụng ổn định lâu dài (20/42 thửa). "Nếu căn cứ quy định của pháp luật, các thửa đất này sẽ áp dụng chính sách về giá đền bù đối với đất vườn thấp trên diện tích đất lớn và giá bồi thường công trình trên đất thấp hoặc không được bồi thường, không xét tái định cư. Vướng mắc lớn này dẫn đến việc người dân không đồng thuận để sớm bàn giao đất cho chủ đầu tư", Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết. Vướng mắc nữa là có 9 thửa đất có diện tích còn lại lớn hơn 30 m2, không đủ điều kiện được xét tái định cư, nhưng thực tế các thửa đất này có hình thể méo mó, hình tam giác, hình thang, mặt tiền hẹp...không đảm bảo xây dựng nhà ở cũng như sinh hoạt của hộ gia đình dân cư nông thôn, sản xuất, có nhiều nhân khẩu sinh sống…Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vùng Đông Nam bộ kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đường Vành đai 4
21:04' - 15/03/2024
Các tỉnh Đông Nam bộ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương thuê một đơn vị Tư vấn tổng thể để nghiên cứu, rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho toàn bộ đường Vành đai 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án đường vành đai 4
15:53' - 15/03/2024
Theo Ban quản lý dự án, dự kiến các địa phương còn lại sẽ đẩy nhanh các thủ tục để hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 31/3/2024.
-
Bất động sản
Dự kiến đấu giá khoảng 500 thửa đất đón đầu dự án đường Vành đai 4
11:14' - 07/03/2024
Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 90,7 m2 đến 101,1 m2; giá khởi điểm từ 23,2 triệu đồng/m2 đến 30 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá dự kiến tổ chức vào ngày 16/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế quý I/2025: Theo sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành CPI phù hợp
16:30' - 10/04/2025
Mặc dù, lạm phát quý 1/2025 thấp hơn những năm gần đây nhưng các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành phù hợp.