Đề xuất xử lý chủ đầu tư cụm công nghiệp không thực hiện dự án
Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý, hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cần phải xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư không thực hiện dự án.
Cụ thể, khoản 3 Điều 14 dự thảo quy định: “Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp hoặc ngừng thực hiện, chậm triển khai dự án 12 tháng so với tiến độ tại quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, UBND cấp tỉnh xem xét gia hạn hoặc quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác theo quy định tại khoản 2 Điều này”.Trong khi đó, theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và Luật Đầu tư 2014, dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất, chấm dứt hoạt động khi thuộc trường hợp: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”.
Như vậy, quy định của dự thảo về quản lý, phát triển cụm công nghiệp là chưa phù hợp với quy định tại Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2014. Cụ thể, theo quy định tại dự thảo, trường hợp chủ đầu tư không thực hiện dự án sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp thì có khả năng sẽ không được tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật đất đai, đầu tư thì trường hợp này có thể được xem xét gia hạn 24 tháng và phải nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất tương ứng với thời gian chậm tiến độ. Mặt khác, dự thảo không quy định về việc xử lý chủ đầu tư không thực hiện dự án trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 dự thảo. Điều này sẽ khiến cho việc thực thi gặp khó khăn vì sự thiếu rõ ràng. Để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh lại quy định theo hướng phù hợp với việc triển khai dự án đầu tư và chế tài khi chậm thực hiện dự án theo quy định tại pháp luật đầu tư và đất đai. Ngoài ra, dự thảo đang quy định quy trình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật trong cụm công nghiệp theo hướng: Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được xem xét trong thủ tục thành lập cụm công nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tới UBND cấp huyện. Doanh nghiệp sẽ cùng UBND cấp huyện lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp gửi Sở Công Thương thẩm định.Chủ đầu tư sẽ được lựa chọn thông qua Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do UBND cấp tỉnh thành lập. Hội đồng sẽ đánh giá theo phương pháp chấm điểm với thang điểm 100. Doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm từ 50 trở lên sẽ được đề xuất lựa chọn làm chủ đầu tư. Nếu có từ hai doanh nghiệp trở lên có cùng số điểm bằng nhau thì Hội đồng sẽ thống nhất đề xuất lựa chọn một doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
Theo đánh giá của VCCI, quy định trên là chưa phù hợp với quy định tại pháp luật về đầu tư về lựa chọn nhà đầu tư. Bởi, quy định của pháp luật về đầu tư có 3 phương thức lựa chọn nhà đầu tư. Đó là đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu; chấp thuận nhà đầu tư. Pháp luật về đấu giá, đấu thầu, đầu tư sẽ quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư tương ứng theo từng phương thức. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đang được thiết kế riêng, không theo phương thức lựa chọn nhà đầu tư nào theo quy định của pháp luật về đầu tư (từ cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đến hồ sơ, tài liệu cũng như quy trình thẩm định để lựa chọn nhà đầu tư). Điều này là chưa phù hợp và sẽ gây vướng trong quá trình triển khai. Thêm vào đó, dự thảo cũng đã xác định quy trình này chưa thống nhất với Luật Đầu tư. Vì vậy, quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung pháp luật về đầu tư với nội dung “thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp”. Song đây là văn bản cấp Nghị định nên phải thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư.Khi Luật Đầu tư chưa sửa theo đề xuất tại Điều 35 dự thảo thì quy trình lựa chọn chủ đầu tư thiết kế theo dự thảo là chưa phù hợp. Mặt khác, hiện nay dự thảo Luật Đấu thầu, dự thảo Luật Đất đai đang sửa đổi; trong đó có quy định về quy trình lựa chọn chủ đầu tư theo phương thức đấu giá, đấu thầu đối với các dự án đầu tư sử dụng đất. Quy định tại dự thảo cũng cần hướng đến đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp luật này.
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại dự thảo, điều chỉnh lại quy trình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp phù hợp với pháp luật về đầu tư./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Đắk Nông cưỡng chế thu hồi đất tại cụm công nghiệp Quảng Tâm
20:05' - 15/03/2023
Ngày 15/3, UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông tổ chức cưỡng chế 8 trường hợp chiếm đất, dựng nhà, trồng cây trái phép tại Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm, với gần 50.000 m2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 4: “Mỏ vàng” tín chỉ carbon
22:03'
Với các lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng đều có triển vọng chuyển hướng canh tác, nông nghiệp Đông Nam Bộ đang có cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 3: Nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực
22:02'
Đông Nam Bộ đang cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trong đó đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tập trung phát triển nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Hải Phòng "hút" dòng vốn FDI công nghệ cao
21:56'
Chiều 10/2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác thành phố đã đến thăm, động viên một số doanh nghiệp tiêu biểu trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 2: Bước tiến lớn từ nông nghiệp thông minh
21:50'
Tại Đông Nam Bộ, nông nghiệp thông minh đang mở ra những triển vọng, tương lai mới cho ngành nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ – Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế
21:45'
Vùng Đông Nam Bộ đang phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, thông minh, bền vững, tiếp tục khẳng định là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bắc - Nam: Ngày đêm đại công trường, quyết tâm về đích
19:59'
Trên công trường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh, các đơn vị thi công đã đưa công nhân, máy móc, phương tiện đang ngày đêm "vượt rét, thắng mưa" để đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cần thiết bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc
19:28'
Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cuối năm 2025
19:17'
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn phương án kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
18:08'
Ngày 10/2, tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra Hội nghị xem xét phương án kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.