Dệt may Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Armenia
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, đoàn đại biểu Tập đoàn dệt may Việt Nam đã đến và khảo sát thị trường tại Cộng hòa Armenia vào cuối tháng tháng 8 vừa qua nhằm tìm hiểu và lựa chọn các đối tác phù hợp để phát triển các dự án sản xuất giữa Tập đoàn và các công ty tại Armenia trong bối cảnh Việt Nam trở thành đối tác ký Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên với EAEU (gồm các nước: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan).
Theo ông Trường, trong thời gian làm việc, đoàn công tác đã tới thăm và làm việc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, UNIDO, và một số doanh nghiệp lớn tại Thủ đô Yerevan, Armenia (Công ty Alex và Tập đoàn đầu tư Tashir). Trên cơ sở nhận diện những lợi thế lớn về thị trường và ưu đãi thuế quan, trong thời gian tới, Vinatex sẽ đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá khả thi về phương án hợp tác sản xuất kinh doanh với các đơn vị lớn tại Armenia mà đã có sẵn thị trường phân phối tại Nga và EU.Bước đầu Vinatex sẽ tham gia đóng góp chủ yếu về máy móc thiết bị và quản trị sản xuất.
Qua trao đổi, Chính phủ Armenia thể hiện mong muốn hợp tác với đơn vị lớn có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất như Vinatex nhằm thực hiện mục tiêu khôi phục ngành sản xuất may mặc, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, đại diện Chính phủ Armenia cũng nhấn mạnh việc sẽ khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, ban hành cơ chế đặc biệt cho nhà đầu tư Việt Nam như chính sách hợp tác, các thỏa thuận hợp tác đa phương, song phương cũng như các chế độ ưu đãi, cơ hội chấp thuận visa lao động v.v. Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ngành kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng của Armenia có lịch sử lâu đời, đồng thời được thừa hưởng cơ sở hạ tầng từ thời Xô Viết.Trước năm 1991, quy mô toàn ngành dệt may gồm khoảng 150.000 công nhân, tuy nhiên sau năm 1991, ngành công nghiệp này gần như tan rã.
Đến nay, ngành dệt may Armenia có 94 doanh nghiệp hoạt động với tổng số 3.200 công nhân (chủ yếu là nữ trên 40 tuổi) tập trung vào 8 doanh nghiệp lớn, với giá trị xuất khẩu (năm 2014) là 50 triệu USD và giá trị nhập khẩu là 170 triệu USD.
Ngành dệt may Armenia đã lạc hậu, thiếu công nghệ thiết bị hiện đại, yếu về quản trị tổ chức sản xuất, đào tạo, gặp bất lợi về khâu vận chuyển (không có cảng, đường biển).Hiện nay các doanh nghiệp/nhà máy hiện đại tại Armenia chủ yếu được đầu tư bởi các doanh nghiệp đến từ Nga và EU - nơi có sẵn thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên việc tổ chức và quản lý sản xuất tại các nhà máy vẫn yếu kém, năng suất không cao.
Qua quá trình làm việc và khảo sát, đoàn công tác của Tập đoàn Vinatex nhận thấy, tuy quy mô còn nhỏ và lạc hậu nhưng ngành dệt may Armenia lại có kinh nghiệm hợp tác với các hãng thời trang lớn của Ý, Đức (La Perla, Montcler, Armani, Porsche, v.v.). Hơn nữa, Armenia được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (EEU, GSP, CIS, TIFA, v.v.) vào thị trường Nga và đặc biệt là EU, hấp dẫn hơn mức thuế hiện nay của hàng hóa dệt may từ Việt Nam.Ngoài ra, Armenia còn có lợi thế về giá do chi phí lương thấp, giá điện chỉ xấp xỉ 90% giá tại Việt Nam./.
Xem thêm:>>>Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm cơ hội hợp tác tại Hoa Kỳ
>>>Các doanh nghiệp dệt may Khánh Hòa cần tuyển nhiều lao động
- Từ khóa :
- dệt may việt nam
- chính phủ armenia
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.