Dịch chuyển dòng vốn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 (Vietnam Venture Summit 2022) với chủ đề “Dịch chuyển dòng vốn toàn cầu”.
Theo phân tích của Crunchbase News, tổng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu trong quý III/2022 là 81 tỷ USD, giảm 90 tỷ USD (53%) so với năm trước và 40 tỷ USD (33%) so với quý trước. Tại Đông Nam Á, thị trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thu hút 3,72 tỷ USD trong quý III/2022, giảm 36,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm 22% so với quý II/2022.
Mặc dù, tổng giá trị đầu tư giảm sút, nhưng thị trường Đông Nam Á vẫn được đánh giá là tiềm năng do một số yếu tố chính như: tốc độ tăng trưởng của khu vực dự kiến duy trì ở mức 4-5%/năm; quy mô thị trường lớn với 680 triệu dân; mức độ phủ Internet sâu rộng, tổng giá trị hàng hóa của kinh tế số dự đoán đạt 200 tỷ USD trong năm 2022, sớm 3 năm so với các dự đoán trước đó. Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng người dùng Internet với 20 triệu người dùng mới vào năm 2022, nâng tổng số người dùng Internet lên 460 triệu người. Ông Vinnie Lauria, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Golden Gate Ventures, cho biết, trong thập kỷ đầu tiên của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á, Singapore và Indonesia là những động lực tăng trưởng hàng đầu; trong đó, Singapore mang đến nguồn tài chính và con người, Indonesia mang đến một thị trường nội địa khổng lồ. “Đến năm 2022, Việt Nam là trụ cột thứ ba của tam giác vàng này, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tài năng công nghệ hàng đầu, một văn hóa khởi nghiệp vốn có của Việt Nam và thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng. Khi kết hợp các yếu tố này với nhau đã giải thích được tại sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư toàn cầu đặt cược lớn vào Đông Nam Á”, ông Vinnie Lauria cho biết. Khu vực này vẫn tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu trong nước cao hơn khi nhiều quốc gia mở cửa trong khi chính sách zero COVID-19 của Trung Quốc và cuộc chiến Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra khủng hoảng năng lượng, từ đó tạo ra những cơ hội mới cho Đông Nam Á. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2022 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự xuất hiện và phát triển của châu Á được dự đoán sẽ chứng kiến mức tăng trưởng GDP cao nhất 4,9% vào năm 2023 trong số các khu vực trọng điểm toàn cầu, bao gồm châu Âu, Mỹ, Mỹ Latinh và Trung Đông. Sự cởi mở khu vực đối với thương mại, trình độ giáo dục ngày càng cao, lực lượng lao động cũng ngày càng lành nghề, dân số trẻ, khả năng cơ động cao kết hợp của chuỗi cung ứng khu vực đã biến Đông Nam Á trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trong các lĩnh vực khác nhau như điện tử, ô tô, dược phẩm và dệt may, đồng thời là điểm nóng cho đổi mới kỹ thuật số.Việt Nam hiện được đánh giá là viên ngọc quý mới nhất của Đông Nam Á và sự trỗi dậy của đất nước nhỏ bé này là kết quả từ sức hấp dẫn của thị trường với các nhà đầu tư, cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ với hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam (NIC), các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã huy động được mức kỷ lục 1,4 tỷ USD trên 165 giao dịch vào năm 2021, tăng 1,6 lần so với mức 894 triệu USD và 126 giao dịch vào năm 2019. Điều này cho thấy hoạt động giao dịch trên thị trường đã được cải thiện đáng kể, lấy lại động lực sau khi sụt giảm do đại dịch COVID-19. Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục vào năm 2023 với mức GDP dự đoán là 6,7% vào năm 2023. Một số yếu tố khiến Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút đầu tư bao gồm sự ổn định về chính trị, lực lượng lao động trẻ và có trình độ học vấn cao, cơ sở hạ tầng phát triển, kỹ năng số hóa và khả năng đổi mới sáng tạo… Bên cạnh đó, Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao, các doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này. Việt Nam đang ở một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Trong bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu, vị thế của Việt Nam trong khu vực, những tác động của COVID-19 và xu hướng các quỹ đầu tư phát triển mạnh đã tạo ra bối cảnh thuận lợi để Việt Nam chiếm vị trí nổi bật. Bên cạnh những phiên tham luận chuyên đề và tọa đàm với sự đồng hành của các chuyên gia, diễn giả có tầm ảnh hưởng mang lại những giá trị và thông tin hữu ích, chương trình Speed Matching - không gian hỗ trợ các startup gặp gỡ và kết nối với hơn 30 quỹ đầu tư trong nước và quốc tế cũng diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022. Speed Matching chính là cầu nối giữa các startup với các quỹ đầu tư tiềm năng, nhằm giúp các startup chia sẻ ý tưởng kinh doanh, tiếp nhận ý kiến tư vấn từ góc độ của nhà đầu tư, tiếp cận cơ hội gọi vốn và mở rộng thị trường. Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam là hội nghị thường niên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures đồng tổ chức nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Đông Nam Á với cộng đồng các quỹ đầu tư quốc tế và khu vực./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước
21:43' - 09/12/2022
Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu mong muốn đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước thông qua các hoạt động kết nối doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, triển khai các dự án.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hướng tới là trung tâm của đổi mới sáng tạo
18:37' - 07/12/2022
Khu vực doanh nghiệp đang hướng tới trở thành trung tâm của đổi mới sáng tạo với sự vào cuộc của một số tập đoàn kinh tế lớn.
-
Doanh nghiệp
Thúc đẩy vai trò của lãnh đạo nữ trong doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
11:02' - 07/12/2022
Hội thảo nhằm cung cấp thông tin, nâng cao năng lực cho nữ doanh nhân trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, chia sẻ một số kỹ năng lãnh đạo, tư duy đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và kết nối các nhà đầu tư cho các startups Việt
18:30' - 03/12/2022
Ngày 3/12, tại New York, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chương trình VietChallenge 2022 nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và kết nối các nhà đầu tư cho các startups gốc Việt trên toàn thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23'
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.