Dịch COVID-19: Các nhà khoa học Italy công bố hình ảnh của biến thể Omicron
Cụ thể, ngày 27/11, nhóm các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi khoa Bambino Gesu tại thủ đô Rome của Italy đã công bố hình ảnh đầu tiên của Omicron.
Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy hình ảnh khoa học chứng minh biến thể Omicron có nhiều gai protein đột biến hơn, vùng tiếp xúc với tế bào trước khi xâm nhập có diện tích rộng hơn, chứng minh khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến thế Delta hiện nay.
Theo đó, số lượng đột biến của biến thể Omicron là 43, lớn hơn nhiều so với số lượng đột biến của biến thể Delta là 18.
Các nhà khoa học lưu ý rằng những thay đổi này cho thấy virus có thể đã thích nghi tốt hơn với con người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến thể trước đó của SARS-CoV-2 hay không.
Những nghiên cứu mới nhất chỉ mới chứng minh được tốc độ lây lan nhanh của biến thể mới, chứ chưa thể xác định mức độ kháng vaccine của biến thể này.
Omicron lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana vào đầu tháng 11/2021 và chiếm đa số các ca lây nhiễm COVID-19 ở một khu vực tại Nam Phi. Biến thể mới đã lan rộng ra ngoài lục địa châu Phi.
Cũng trong ngày 27/11, Viện Y tế quốc gia Italy (ISS) thông báo đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron tại nước này. ISS cho biết biến thể Omicron được phát hiện trong mẫu xét nghiệm của một bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, nhập cảnh vào Italy từ Mozambique. Người này cùng người thân đều đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Trước đó, ngày 26/11, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza đã ký sắc lệnh hành pháp cấm nhập cảnh đối với những người từng đến Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini trong 14 ngày qua. Bộ trưởng Speranza nêu rõ: "Các nhà khoa học của chúng tôi đang nghiên cứu biến thể B.1.1.529.
Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi sẽ (thực hiện các biện pháp) thận trọng nhất có thể". Spallanzani, bệnh viện Bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Italy tại Rome, đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để nghiên cứu dữ liệu liên quan đến biến thể Omicron mới và cho biết họ đang liên hệ với các chuyên gia từ Viện quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NICD) của Nam Phi để "theo dõi xu hướng lây lan của biến thể và các biện pháp ngăn chặn” phù hợp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã tuyên bố Omicron có nguồn gốc từ Nam Phi là một biến thể mới thuộc nhóm “biến thể đáng quan ngại”. Tổng Giám đốc WHO khẳng định biến thể Omicron có một số lượng lớn đột biến, trong đó có một số đột biến đáng lo ngại, do đó ông kêu gọi các quốc gia tăng tốc đảm bảo công bằng vaccine càng sớm càng tốt./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Các nước Đông Nam Á nên cảnh giác trước biến thể Omicron
13:07' - 28/11/2021
Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng cảnh giác trong bối cảnh thế giới đang lo lắng về "biến thể đáng lo ngại" Omicron.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao biến thể Omicron khiến thế giới lại chao đảo?
10:30' - 28/11/2021
Với đặc tính có thể “né” kháng thể do vaccine tạo ra, biến thể Omicron có lẽ lại khiến thế giới chao đảo.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi sẽ chia sẻ mẫu biến thể Omicron với thế giới
07:52' - 28/11/2021
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đối phó dịch bệnh Nam phi, ông Tulio de Oliveira cho biết nước này sẽ chia sẻ các mẫu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 với giới chức y tế nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Italy và Hà Lan có những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
07:31' - 28/11/2021
Italy và Hà Lan đã ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 . Đây là những trường hợp nhập cảnh vào từ Mozambique và Nam Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
14:21'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Quy đổi điểm trúng tuyển các phương thức về thang điểm chung
11:36'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
-
Kinh tế & Xã hội
Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách
11:00'
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ di dời nhà máy để làm cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:31'
UBND huyện Vĩnh Linh và Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị (công ty) vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” để giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, bồi thường di dời nhà máy để thực hiện Dự án cao tốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
09:55'
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế cửa khẩu
08:26'
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu
07:00'
Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.