Dịch COVID-19: Đề xuất hỗ trợ nhóm đối tượng lao động tự do
Gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 là cấp bách và chưa có tiền lệ; hỗ trợ các đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để độ trễ trong chính sách; công khai, minh bạch, không để trục lợi.
Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch COVID-19.
* Đề xuất hỗ trợ nhóm đối tượng lao động tự do Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", gói hỗ trợ với 62 nghìn tỷ đồng này với các nhóm đối tượng hỗ trợ bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải nghỉ việc do dịch; hỗ trợ người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính trả lương người lao động; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm phải dừng kinh doanh do dịch; người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm. Ngoài ra là các nhóm đối tượng: Người có công với cách mạng; đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Gói hỗ trợ là cấp bách và chưa có tiền lệ, hỗ trợ các đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để độ trễ trong chính sách; công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách. "Những ngày vừa qua, vấn đề này nhận được sự quan tâm, kỳ vọng và ủng hộ của người dân cả nước. Số kinh phí lớn, đối tượng nhiều, đa dạng, nhưng tinh thần là không để đồng tiền của người dân để xảy ra vấn đề lạm dụng, trục lợi,..." - Bộ trưởng cho biết, đồng thời đề nghị các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo để thực hiện các chính sách hỗ trợ. Quá trình triển khai cần kiểm tra, xử lý ở mức nghiêm minh nhất các vi phạm trong triển khai hỗ trợ. Ủy ban giám sát sẽ được thành lập ở các địa phương, trong đó đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các địa phương, với sự tham gia của Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, đại diện đại biểu Quốc hội các địa phương... Hiện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ hoàn thành và trình Thủ tướng ban hành quyết định về quy trình cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục triển khai đúng đối tượng, thành phần quy định. "Cho đến nay, dự thảo đã hoàn thiện, chiều nay trình Thủ tướng ký thông qua và sẽ triển khai ngay đầu tuần sau" - Bộ trưởng nêu rõ. Về cách thức, tiền hỗ trợ sẽ được chi trả trong tháng 4 và tháng 5. Đối với người có công, đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, chính quyền địa phương sẽ trực tiếp triển khai.Đối với những đối tượng có quan hệ lao động, tháng nào giảm sâu, tháng nào bị ảnh hưởng thu nhập mà đủ điều kiện thì hỗ trợ. Đối với doanh nghiệp vay lãi 0% để trả lương, doanh nghiệp đứng ra vay, ngân hàng chính sách chi trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động
Về nhóm lao động không có giao kết hợp đồng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng: Đây là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của dịch, cần được quan tâm. Nhưng đây là nhóm khó xác định nhất, dễ nảy sinh những hệ lụy.Từ bài học kinh nghiệm hỗ trợ của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành, Bộ đề xuất người lao động được hỗ trợ sẽ nhận trực tiếp từ chính quyền cơ sở xã, phường nơi quê quán, hoặc cũng có thể nhận ở nơi lao động cư trú, sau khi có xác nhận của nơi mà người lao động sinh sống.
Với nhóm đối tượng này, Bộ đề xuất hỗ trợ tập trung vào những nhóm nghề như: người bán hàng rong, quà vặt, bốc vác, xe đẩy, xe ba gác, xe ôm, xe xích lô, người bán vé lưu động (không bao gồm các đại lý), người lao động tại các cơ sở ăn uống dịch vụ, du lịch...Ngoài ra, các tỉnh, địa phương có thể bổ sung hỗ trợ các đối tượng khác bằng nguồn ngân sách địa phương, hoặc các nguồn ngân sách khác.
Về việc chi trả hỗ trợ, Bộ sẽ phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội và các địa phương thực hiện trên dịch vụ công trực tuyến. Về danh sách các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng, về nguyên tắc, do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát từng cấp; nhất là trách nhiệm của UBND cấp xã ở địa bàn của mình, các công ty, doanh nghiệp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. * Các nhóm đối tượng được hỗ trợ Sau khi thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương sẽ được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng.Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng đối với các nhóm đối lượng này là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương), người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đối tượng nào được hỗ trợ khó khăn do dịch COVID-19?
09:15' - 10/04/2020
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Trên 70% doanh nghiệp đã có chính sách hỗ trợ người lao động
11:42' - 09/04/2020
Thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa duy trì sản xuất đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp. Đã có 73% doanh nghiệp kịp thời có chính sách hỗ trợ người lao động.
-
Kinh tế Việt Nam
UBTVQH cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân khó khăn do dịch COVID-19
18:34' - 08/04/2020
Ngày 8/4, UBTVQH họp phiên bất thường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 34 tỷ USD trong 6 tháng
11:31'
Xuất khẩu nông lâm thủy sản là điểm nhấn của ngành trong 6 tháng đầu năm, đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024. Với kết quả này, xuất khẩu nông lâm năm 2025 có khả năng đạt 67 tỷ USD.
-
Kinh tế tổng hợp
Chìm phà tại Indonesia khiến 4 người thiệt mạng và 38 người vẫn mất tích
09:41'
Theo thông tin từ giới chức Indonesia, ít nhất 4 người đã thiệt mạng, 23 người đã được cứu và 38 trường hợp vẫn mất tích sau vụ chìm phà chở 65 người trên đường đến đảo Bali đêm 2/7.
-
Kinh tế tổng hợp
"Giai điệu mới" cho du lịch Việt Nam
08:36'
Khi những thanh âm cất lên giữa một không gian xa lạ, du khách không chỉ nghe bằng tai, mà còn cảm nhận bằng trái tim.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát hiện thêm "siêu Trái Đất" gần Hệ Mặt Trời
08:01'
Theo công bố mới đăng trên kho lưu trữ arXiv, hành tinh này mang tên TOI-1846 b, có kích thước gấp đôi và khối lượng gấp hơn 4 lần Trái Đất.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/7, sáng mai 4/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Công trường cầu Bình Khánh có tĩnh không cao nhất Việt Nam
19:50' - 02/07/2025
Cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp (TP Hồ Chí Minh) trên cao tốc Bến Lức-Long Thành có chiều dài 2,76 km, thiết kế theo công nghệ dây văng hai mặt phẳng, nhịp chính dài 375m, hai trụ tháp cao 155m.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 3/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 3/7/2025. XSMB thứ Năm ngày 3/7
19:30' - 02/07/2025
Bnews. XSMB 3/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/7. XSMB thứ Năm. Trực tiếp KQXSMB ngày 3/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Năm ngày 3/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 3/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 3/7/2025. XSMT thứ Năm ngày 3/7
19:30' - 02/07/2025
Bnews. XSMT 3/7. KQXSMT 3/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/7. XSMT thứ Năm. Xổ số miền Trung hôm nay 3/7/2025. Trực tiếp KQXSMT ngày 3/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 3/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 3/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 3/7/2025. XSMN thứ Năm ngày 3/7
19:30' - 02/07/2025
Bnews. XSMN 3/7. KQXSMN 3/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 3/7. XSMN thứ Năm. Xổ số miền Nam hôm nay 3/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 3/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 3/7/2025.