Dịch COVID-19: Italy kêu gọi EU tận dụng tối đa Cơ chế Bình ổn châu Âu
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, Thủ tướng Conte đã hối thúc EU điều chỉnh Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) - quỹ cứu trợ thường trực của các nước Khu vực Sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) - để thích ứng với việc đối phó với đại dịch COVID-19.
Theo ông, ESM được thiết kế nhằm đối với với một cuộc khủng hoảng khác biệt, do đó cần phải được điều chỉnh để thích ứng với tình hình hiện tại, từ đó giúp EU tận dụng tối đa nguồn ngân quỹ này.
Nhà lãnh đạo Italy đề xuất mở các dòng tín dụng ESM cho tất cả các thành viên của khối nhằm hỗ trợ họ đối phó với những hậu quả của đại dịch COVID-19 với điều kiện mỗi thành viên phải có trách nhiệm về cách thức chi tiêu những khoản tiền này.
Với 3.405 ca tử vong, Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 tại châu Âu. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Italy đã tuyên bố không tiếp nhận các du thuyền nước ngoài.
Theo thông báo của Bộ Giao thông vận tải Italy, những tàu của Italy đang di chuyển trên biển sẽ phải quay trở lại cảng và toàn bộ thủy thủ đoàn cũng như hành khách sẽ phải xét nghiệm kiểm tra virus SARS-CoV-2.
Những người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được yêu cầu tự cách ly và theo dõi sức khỏe. Biện pháp này sẽ có hiệu lực cho tới ngày 3/4.
Trong diễn biến khác, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cùng ngày cho biết khoảng 130.000 công dân nước này đang bị mắc kẹt ở nước ngoài do các biện pháp nhằm ngăn chặn virus lây lan, khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực sắp xếp đưa họ về nước.
Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết đang làm việc để xin giấy phép cho các chuyến bay thương mại đặc biệt đưa công dân rời khỏi các quốc gia đã áp đặt các hạn chế đi lại do dịch bệnh. Bộ này cũng kêu gọi các hãng hàng không duy trì các chuyến bay tới Pháp và hạ giá vé cho những trường hợp hồi hương khẩn cấp.
Liên quan tới nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, cũng trong ngày 20/3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz thông báo các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt sẽ được nước này áp dụng cho tới ngày 13/4 và chính phủ sẽ đánh giá tình hình để từng bước nới lỏng các biện pháp sau ngày 13/4.
Trước đó, ngày 15/3, Áo tuyên bố áp đặt hạn chế đi lại tại những nơi công cộng, đồng thời cấm tụ tập từ 5 người trở lên nhằm ngăn virus SARS-CoV-2 lây lan. Các biện pháp cứng rắn này đã được thông qua tại phiên họp bất thường của quốc hội. Lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16/3.
Cũng trong ngày 20/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ban bố một sắc lệnh ngừng mọi sự kiện liên quan tới văn hóa, nghệ thuật và khoa học.
Theo sắc lệnh trên, toàn bộ hoạt động tụ tập trong nhà hay ngoài trời liên quan tới văn hóa, nghệ thuật và khoa học, cũng như các lĩnh vực tương tự sẽ phải hoãn đến cuối tháng 4.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca thông báo nước này đã ghi nhận 4 ca tử vong do COVID-19, trong khi số ca nhiễm mới tăng mạnh kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào tuần trước, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 359 tính đến ngày 19/3.
Trong khi đó, tại Nga, cảnh sát thủ đô Moskva đã triển khai việc kiểm tra tại chỗ đối với các xe taxi nhằm đảm bảo các tài xế lái đeo khẩu trang và thường xuyên khử trùng xe của mình. Việc kiểm tra tập trung vào các tài xế hoạt động tại các ga tàu và sân bay.
Theo các quy định mới, các tài xế phải thay khẩu trang mỗi 3 giờ và sử dụng các sản phẩm khử trùng để sát khuẩn tay và khử trùng xe của họ 2 lần/ngày, tập trung vào bộ phận dây an toàn, tay nắm cửa và vô lăng.
Theo thống kê mới nhất được công bố ngày 19/3, Nga đã ghi nhận 199 ca mắc COVID-19 và 1 ca tử vong. Nga đã đóng cửa biên giới không tiếp nhận người nước ngoài, cũng như áp đặt quy định hạn chế các sự kiện tụ tập quá 50 người và đóng cửa trường học trong 3 tuần./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.