Dịch COVID-19 sáng 26/3: Trung Quốc tiếp tục không có ca nhiễm mới nguồn trong nước
Số liệu tổng hợp từ website worldometers.info cho thấy tính đến 7h00 ngày 26/3, cả thế giới có 468.155 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 21.180 ca tử vong.
Như vậy, chỉ trong 24 giờ qua, số ca mắc mới bệnh COVID-19 đã tăng thêm 44.106 trên toàn thế giới, số ca tử vong tăng thêm 2.255.
Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới
Tính đến nay, Trung Quốc, Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Iran, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Anh là 10 nước có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất trên thế giới.1. TRUNG QUỐCNgày 26/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) tiếp tục không ghi nhận thêm ca lây nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nào ở Trung Quốc đại lục.Theo NHC, trong ngày 25/3, Trung Quốc đã phát hiện thêm 67 ca mắc COVID-19 và tất cả các trường hợp này đều là những người nhập cảnh vào nước này.
Cùng ngày, NHC đã ghi nhận tổng cộng 401 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 được phép xuất viện, nâng tổng số ca được điều trị thành công ở Trung Quốc lên 74.051 trường hợp.
Như vậy, tính đến hết ngày 25/3, Trung Quốc đại lục đã xác nhận tổng cộng 81.285 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 3.287 trường hợp tử vong.
2. ITALYItaly hiện là nước có số ca COVID-19 tử vong cao nhất thế giới. Tính tới 6h sáng 26/3, nước này ghi nhận thêm 5.210 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 74.386 ca, trong khi có 683 ca tử vong mới. Tổng cộng, Italy đã ghi nhận tới 7.503 ca tử vong. Trong khi đó, số bệnh nhân được điều trị thành công là 9.362 trường hợp (tăng 1.036 ca).Tại vùng tâm dịch Lombardy, tổng số ca nhiễm bệnh được ghi nhận là 32.346 trường hợp (tăng 1.643 ca). Trong đó, số ca tử vong tăng thêm 296 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân thiệt mạng ở vùng này lên 4.474 trường hợp. Trong tổng số 11.262 ca nhập viện có 10.026 trường hợp phải nhập viện với các triệu chứng, và 1.236 trường hợp phải chăm sóc tích cực.Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 25/3, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WTO) tại Italy, ông Ranieri Guera cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại quốc gia Nam Âu này có thể sẽ đạt đỉnh điểm trong tuần này, sau đó sẽ giảm dần. 3. MỸTại Mỹ, đã có 64.832 người nhiễm bệnh COVID-19, trong đó 913 người tử vong. Mỹ là ổ dịch COVID-19 "nóng" thứ hai thế giới vào thời điểm này, chỉ sau Italy. Đáng lưu ý, Mỹ đã xác nhận trường hợp trẻ em đầu tiên tử vong do COVID-19 tại thành phố Los Angeles dù bệnh nhân trước đó có tình trạng sức khỏe tốt. Đây là ca tử vong ở trẻ em đầu tiên do virus SARS-CoV-2 tại Mỹ và là ca tử vong thứ ba trên thế giới ở độ tuổi này.Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 đã kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua dự luật trị giá 2.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ và kích thích nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ thông qua dự luật này cùng ngày, sau đó Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu vào ngày 26/3, mặc dù vẫn còn những bất đồng vào phút chót liên quan đến tiền trợ cấp thất nghiệp. 4. TÂY BAN NHASố ca tử vong tại Tây Ban Nha đã vượt Trung Quốc đại lục và ở mức 3.647 ca trong số 49.515 người mắc bệnh.Ngày 24/3, các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha đã đề nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ nhân đạo nhằm chống lại đại dịch COVID-19. Bất chấp lệnh phong tỏa chưa từng thấy được áp đặt từ ngày 14/3, cả số ca nhiễm và tử vong vẫn tiếp tục tăng, khiến chính quyền kêu gọi quân đội tham gia nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus. 5. ĐỨCTheo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến 20h00 ngày 25/3 (giờ Đức), trên cả nước Đức đã ghi nhận hơn 37.179 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 206 ca tử vong, tăng 49 ca so với một ngày trước đó. Các bang có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất là Nordrhein-Westfalen (9.686 ca nhiễm, 66 ca tử vong), Bayern (7.289 ca nhiễm, 41 ca tử vong) và Baden-Württemberg (7.252 ca nhiễm, 56 ca tử vong). Thủ đô Berlin ghi nhận 1.645 ca nhiễm và 4 ca tử vong.Theo tờ die Welt (Thế giới), Bộ trưởng Y tế liên bang Jens Spahn và Chánh văn phòng Thủ tướng Đức Helge Braun đều thống nhất quan điểm với các chính trị gia và nhà khoa học rằng, Đức không thể đứng trước tình trạng khẩn cấp lâu dài. Trong tương lai gần, việc hạn chế có khả năng áp dụng chủ yếu đối với người già và những người mắc các bệnh nền. Những hạn chế đối với đời sống kinh tế và công cộng càng kéo dài sẽ gây thiệt hại càng lớn, cả về kinh tế lẫn con người.6. IRAN
Giới chức Iran thông báo số ca tử vong tại nước này do COVID-19 trong 24 giờ qua tăng thêm 143. Như vậy, tính tới nay, quốc gia Trung Đông này đã ghi nhận 2.077 trường hợp tử vong do mắc COVID-19. Trước tình hình số ca mắc COVID-19 và tử vong trong nước ngày một tăng, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định sẽ áp đặt các biện pháp quyết liệt hơn, trong đó có việc cấm đi lại, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong 15 ngày và có thể được tiến hành ngay từ đêm 25/3.Cho đến nay, Iran vẫn chưa áp dụng biện pháp cấm đi lại, chỉ vận động người dân nên ở nhà. Tuy nhiên, đa số người dân phớt lờ khuyến cáo này. Bất chấp tình hình dịch bệnh, cuối tuần qua, hằng trăm người dân Iran vẫn đổ ra các đường phố để tận hưởng kỳ nghỉ Năm mới Ba Tư kéo dài 2 tuần.
Do đó, người phát ngôn Chính phủ Iran Ali Rabiei ngày 25/3 cảnh báo này có thể đối mặt với một làn sóng bùng phát COVID-19 thứ hai.
7. PHÁP
Tính đến tối 25/3, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 1.331 bệnh nhân tại Pháp trong tổng số 11.539 người mắc bệnh. Số người chết đã tăng gấp 5 lần trong vòng một tuần và chỉ trong 24 giờ qua đã ghi nhận 231 người tử vong. Số người tử vong vì COVID-19 tại Pháp được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng do nước này đang có tới 2.827 người phải chăm sóc đặc biệt.Tối 25/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ triển khai chiến dịch quân sự mang tên “Résilience” (Kiên cường) để chống đại dịch COVID-19, theo đề xuất của Tổng tham mưu trưởng. Tổng thống Macron đưa ra tuyên bố trên trong chuyến thăm bệnh viện dã chiến quân đội ở thành phố Mulhouse. Chiến dịch Résilience sẽ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ người dân và cơ quan công quyền trong lĩnh vực hậu cần và bảo vệ.8. THỤY SỸ
Trong 24 giờ qua, Thụy Sỹ ghi nhận 1.020 ca nhiễm mới, đưa tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại nước này lên 10.897. Tổng số ca tử vong là 153, tăng 31 ca so với hôm qua.Chính phủ Thụy Sỹ thông báo mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước ở khu vực biên giới mở Schengen nhằm giúp bảo vệ người dân tránh khỏi dịch COVID-19. Thông báo này nêu rõ: "Kể từ nửa đêm 25/3, việc siết chặt các thủ tục nhập cảnh cũng được tiến hành đối với các chuyến bay từ tất cả các nước trong khu vực Schengen hiện hành, ngoại trừ Công quốc Liechtenstein".Quyết định trên được đưa ra sau khi Thụy Sĩ hồi tuần trước đã bắt đầu thực hiện hoạt động kiểm soát ở khu vực biên giới giữa nước này với các nước Italy, Pháp, Đức Áo và Tây Ban Nha cùng tất cả các nước không thuộc khu vực Schengen.
9. ANH
Anh ghi nhận 9.529 ca mắc bệnh COVID-19 với 465 ca tử vong, tăng lần lượt 1.452 và 43 ca so với hôm qua. Đáng chú ý trong ngày 25/3, Thái tử Anh Charles đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo phóng viên TTXVN tại Anh, phát biểu trong cuộc họp báo cập nhật tình hình dịch bệnh vào tối 25/3 theo giờ địa phương, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết đã có 504.303 người đăng ký làm tình nguyện cho chương trình NHS với các công việc cụ thể như vận chuyển, cung cấp thực phẩm, thuốc men, chuyên chở người bệnh đi khám và gọi điện cập nhật tình hình những người đang cách ly tại nhà… Người đứng đầu chính phủ Anh tin tưởng sự tham gia của số lượng đông đảo tình nguyện viên sẽ đóng vai trò quan trọng giúp NHS giảm tải áp lực trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan phức tạp tại Anh.10. HÀN QUỐC
Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 26/3 cho biết tổng số ca nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này tăng thêm 104 ca lên 9.241 ca. Số ca tử vong tăng thêm 5 ca, lên thành 131 ca trong khi số ca hồi phục là 4.144.Theo kế hoạch, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ khai mạc hội nghị nêu trên vào lúc 21 giờ ngày 25/3 (theo giờ Seoul) để thảo luận về COVID-19 sau đề xuất của Tổng thống Moon Jae-in trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hồi đầu tháng.
Trước đó một ngày, ngày 24/3, Hàn Quốc công bố gói cứu trợ khẩn cấp 42.000 tỷ won (34 tỷ USD) để giảm bớt tình trạng căng thẳng tín dụng và ổn định thị trường tài chính do tác động xấu của dịch COVID-19. Gói cứu trợ được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh đến các công ty Hàn Quốc cũng như thị trường tài chính nước này.Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố kế hoạch tăng gấp đôi gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lên 100.000 tỷ won (80 tỷ USD).Ngoài 10 nước trong nhóm nhiễm bệnh nhiều nhất thế giới, dịch bệnh ở Trung Đông cũng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, UAE và Palestine đã ghi nhận các ca tử vong đầu tiên
Theo đó, ngày 25/3, Bộ Y tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho hay, nước này đã phát hiện thêm 85 ca nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này lên 333 trường hợp.Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn thông báo của Bộ Y tế UAE cho biết, tổng số bệnh nhân khỏi bệnh COVID-19 ở nước này hiện là 52 người. Ngoài ra, UAE cũng đã ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên do COVID-19.
Nhà chức trách UAE đã triển khai một số biện pháp nhằm kìm hãm sự lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này.Cùng ngày, phát biểu với báo giới ở thành phố Ramallah, người phát ngôn chính quyền Palestine (PA) Ibrahim Melhem cho biết đã có 1 trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19 ở vùng lãnh thổ của Palestine. Đây là một phụ nữ ở độ tuổi 60, từ lúc phát bệnh đến khi tử vong diễn biến chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Hiện số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở các vùng lãnh thổ Palestine đã lên đến 64 trường hợp, trong đó có 62 người ở Bờ Tây và 2 người ở Dải Gaza.
Trong khi đó, Bộ Y tế Oman cùng ngày thông báo đã ghi nhận thêm 15 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số người mắc COVID-19 ở nước này lên tới 99 người. Tất cả các trường hợp mới phát hiện trên đều là công dân Oman, 7 người trong số này đã trở về từ Anh, Tây Ban Nha và Mỹ.Còn tại Liban, hãng thông tấn NNA đưa tin, trong vòng 24 giờ qua đã ghi nhận ca tử vong thứ 5 do COVID-19, trong khi tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này hiện là 333 người. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nội các Liban đã quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm đến ngày 13/4 tới.Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed đã kêu gọi người dân nước này “hãy ở trong nhà” để giúp kìm hãm sự lây lan của dịch COVID-19. Hiện tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Ai Cập là 442 trường hợp, trong đó có 21 người đã tử vong và 93 người khỏi bệnh.Trong khi đó, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đã bắt đầu công tác phun khử trùng tại khu vực Kim Tự Tháp. Tổng Giám đốc Cơ quan quản lý Kim Tự Tháp Ashraf Mohieddin cho biết việc phun thuốc khử trùng được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế và sử dụng các loại thuốc được Bộ Y tế cấp phép. Ngày 25/3 cũng đánh dấu ngày đầu tiên Ai Cập áp dụng lệnh giới nghiêm trong thời gian 2 tuần, bắt đầu từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau.Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt NamCập nhật diễn biến dịch COVID-19 đến 7h sáng 26/3:
-Tử vong: 0
-Số trường hợp mắc: 148
Trong số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam có 33 người bị lây nhiễm từ nguồn trong nước; 115 người đến/trở về Việt Nam từ nước ngoài (51 người đến/trở về từ Anh, 16 người đến/trở về từ Pháp, 8 người đến/trở về từ Malaysia, 5 người đến/trở về từ Tây Ban Nha, 8 người đến/trở về từ Mỹ, 5 người đến/trở về từ Thái Lan, số còn lại từ những nước khác).
-Tổng số ca bình phục là 17:
+ 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
+ 01 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 20/3 được chữa khỏi (giai đoạn 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Nga đề xuất người vi phạm quy định cách ly bị phạt 25.700 USD
21:50' - 25/03/2020
Ngày 25/3, các nghị sĩ Nga đã đề xuất phạt nặng đối với những người vi phạm quy định cách ly phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Kết quả rà soát người nhập cảnh vào Việt Nam cư trú tại các địa phương
21:45' - 25/03/2020
Tối 25/3, theo thông tin từ Bộ Công an, từ ngày 7-24/3/2020, có 36.911 người nước ngoài và 44.636 công dân Việt Nam từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đang cư trú tại các địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.