Dịch COVID-19 và những ngành kinh doanh “kẻ khóc người cười” tại Hàn Quốc
Số liệu thống kê cho thấy các dịch vụ phòng hát, quán cà phê Internet và phòng đọc sách ở Hàn Quốc là những cơ sở kinh doanh chịu tác động đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những nơi tập trung đông người và thường đi theo nhóm nên nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Một chủ cơ sở kinh doanh ở quận Mapo, phía Tây Seoul cho biết: "Khoảng 15% cơ sở kinh doanh karaoke trong khu vực này đã ngừng hoạt động”. Người Hàn Quốc vốn rất thích hát và thường dến quán karaoke sau khi ăn uống.
Dịch vụ này trước đó đã bị ảnh hưởng bởi luật chống tham nhũng có hiệu lực từ năm 2016, theo đó quy định số tiền các đơn vị được phép chi cho việc mời khách cho mỗi cuộc tiếp đãi ăn uống.
Trong khi đó, số quán cà phê Internet giảm 10,5% còn 969 cơ sở kinh doanh và có 4,2% phòng đọc đã ngừng hoạt động trong cùng thời gian. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các quán bar và quán rượu nhỏ, những cơ sở giải trí về đêm phổ biến ở Hàn Quốc, cũng buộc phải đóng cửa do không được phép kinh doanh quá thời gian. Các quán bar quy mô nhỏ giảm 33,8% trong thời gian qua, trong khi các quán rượu giảm 25%. Trong khi các dịch vụ tập trung đông người thiệt hại nặng thì các mô hình kinh doanh phục vụ riêng tư lại có đất phát triển. Mô hình nhà hàng Nhật Bản, nơi không gian ăn uống thường là riêng tư, đã tăng 11% kể từ năm 2019, từ 18.165 cơ sở lên 20.170, trong khi các nhà hàng Hàn Quốc tăng 4,5%. Giáo sư xã hội học tại Đại học Chungang Lee Byoung-hoon, cho biết: “Những người trẻ hơn sinh từ đầu những năm 1980 đến 2000 có xu hướng coi trọng cuộc sống cá nhân hơn giao tế công việc, dẫn đến sự thay đổi văn hóa ảnh hưởng đến ngành dịch vụ ăn uống”. Các quy định về giãn cách xã hội do chính phủ áp đặt đã đẩy nhanh quá trình suy giảm của những loại hình dịch vụ này. Cùng với dịch vụ riêng tư, mua hàng trực tuyến cũng là lĩnh vực đại thắng nhờ đại dịch COVID-19 và sự thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân. Theo số liệu của cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc, mua hàng trực tuyến đạt tổng cộng 192.900 tỷ won (160 tỷ USD) vào năm 2021, tăng 21% so với năm trước. Mua hàng trên thiết bị di động cũng phá kỷ lục và đứng ở mức 138.200 tỷ won, tăng 27,6%.Cơ quan này dự báo mua sắm trực tuyến sẽ vượt mốc 200.000 tỷ won trong năm 2022. Thống kê cho biết dịch vụ giao hàng tại nhà tăng trưởng 48,2% lên 25.700 tỷ won, chiếm 13,3% tổng số giao dịch mua trực tuyến. Mua hàng tạp hóa tăng 26,7% đạt 32.700 tỷ won, chiếm 17% tổng số giao dịch qua mạng./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Mua sắm trực tuyến tại Hàn Quốc tăng cao kỷ lục
17:11' - 03/02/2022
Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (SK) ngày 3/2 cho biết mua sắm trực tuyến của nước này tăng cao kỷ lục trong năm 2021 khi đại dịch COVID-19 làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.
-
Ô tô xe máy
Thiếu chip ảnh hưởng thế nào đến đăng ký ô tô mới tại Hàn Quốc?
08:52' - 03/02/2022
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 2/2 cho biết lượng đăng ký ô tô mới tại nước này giảm 9% trong năm 2021, do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến sản xuất và bán xe.
-
Doanh nghiệp
Đa số doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn duy trì thưởng Tết cho nhân viên
09:00' - 01/02/2022
Kết quả khảo sát do Liên đoàn Giới chủ Hàn Quốc (KEF) thực hiện cho biết có 61,9% doanh nghiệp được hỏi có kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên, giảm 1,6% so với kết quả khảo sát hồi đầu năm 2021.
-
Thị trường
Doanh số bán lẻ ở Hàn Quốc tăng 11,3% trong năm 2021
08:58' - 01/02/2022
Doanh số bán lẻ ở Hàn Quốc trong năm 2021 đã tăng 11,3% do nhu cầu tiêu dùng mạnh và các giao dịch trực tuyến ngày càng gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
15:54'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 27/CĐ-TTg (ngày 2/4/2025) của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người
15:20'
Hãng Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền quân sự Myanmar cho biết, tính đến ngày 2/4, số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan và các nước CIS
14:50'
Chuyến bay VJ52 của Hãng hàng không Vietjet bay bằng tàu bay A330/300 từ Almaty (Kazakhstan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí
14:25'
Ngày 2/4, Malaysia bắt đầu điều tra về các biện pháp đảm bảo an toàn tại địa điểm xảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí của tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas xảy trước đó 1 ngày ở bang Selangor.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công An Việt Nam tìm kiếm cứu trợ người dân Myanmar sau động đất
14:08'
Đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm thi đánh giá năng lực HSA năm 2025 tăng nhẹ
13:01'
So với các đợt thi tháng 3 của các năm trước đây, điểm thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 3-5 điểm theo thang điểm 150).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ biển xanh đến vườn nho: Du lịch Ninh Thuận và những điều tuyệt vời
12:58'
Để phát huy hơn nữa giá trị cây nho và sản phẩm đặc thù nho, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách giới thiệu và phát triển các giống nho tươi mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình
12:55'
Từng là loại tranh dùng để thờ cúng từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do sạt lở
12:20'
Với nhiều vết nứt lớn kéo dài do ảnh hưởng từ bão số 3 vào tháng 9/2024 đang tiếp tục mở rộng đe dọa đến an toàn tính mạng của nhiều hộ dân, Lào Cai đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.