Dịch COVID-19 "vẽ nên" bức tranh ảm đạm trong hoạt động chế tạo toàn cầu
Kết quả các cuộc khảo sát về chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) được IHS Markit công bố ngày 1/4 cho thấy hoạt động chế tạo đang suy yếu, trong đó sự sụt giảm mạnh ở các cường quốc xuất khẩu như Đức và Nhật Bản đã lấn át sự cải thiện khiêm tốn ở Trung Quốc.
Chỉ số PMI của IHS Markit về hoạt động chế tạo ở Mỹ cho thấy sản lượng chế tạo của nước này đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2009 trong tháng Ba, trong đó sự thiếu hụt nguồn cung do dịch COVID-19 là yếu tố chính gây ra sự sụt giảm này.Một khảo sát khác của Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động chế tạo đã suy giảm ít hơn dự đoán trong tháng Ba, nhưng tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19 đã đẩy số đơn hàng mới của các nhà máy xuống mức thấp nhất trong 11 năm, qua đó củng cố nhận định của giới chuyên gia rằng kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy thoái.
Tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), chỉ số PMI tháng Ba của IHS Markit trong lĩnh vực chế tạo đã giảm sâu xuống dưới 50 điểm, mốc ngăn cách giữa tăng trưởng và suy thoái, và chạm mức thấp nhất kể từ giữa năm 2012, khi khu vực này đang hứng chịu cuộc khủng hoảng hoảng nợ. Sản lượng từ các nhà máy của Anh cũng ghi nhận mức giảm nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ, do dịch COVID-19 làm trì hoãn hoạt động sản xuất và ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh. Tại Canada, hoạt động sản xuất cũng diễn ra ở mức chậm nhất kể từ tháng 10/2010. Trung Quốc dường như là điểm sáng duy nhất trong bức tranh của lĩnh vực chế tạo toàn cầu, với chỉ số PMI tăng từ mức thấp kỷ lục 40,3 điểm trong tháng Hai lên 50,1 điểm trong tháng Ba. Tuy nhiên, chỉ số PMI của Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn một chút so với mốc 50 điểm, cho thấy đà tăng trưởng mong manh và các doanh nghiệp nước này vẫn đang đối mặt với nhiều áp lực do nhu cầu trong và ngoài nước đều sụt giảm. Trong khi đó, ở phần còn lại của châu Á, hoạt động chế tạo của Hàn Quốc ghi nhận mức giảm nhanh nhất trong 11 năm qua, khi nhiều đối tác thương mại của nước này đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hoạt động chế tạo của Nhật Bản cũng không tích cực hơn, với đà giảm mạnh nhất trong khoảng 10 năm qua trong tháng Ba, củng cố các quan điểm cho rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này có thể đang ở trong tình trạng suy thoái. Khảo sát "Tankan" của Ngân hàng trung ương Nhật Bản còn cho thấy tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong bảy năm trong quý I/2020. Alex Holmes, chuyên gia của Capital Economics, nhận định tình hình có thể sẽ còn diễn biến xấu hơn nhiều trong những tháng tới, khi giai đoạn thực hiện khảo sát PMI nói trên không bao gồm khoảng thời gian khi các nước như Malaysia và Thái Lan bắt đầu thực hiện các lệnh cách ly xã hội. Capital Economics dự đoán GDP toàn cầu sẽ giảm hơn 3% trong năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng dịch COVID-19 đang đẩy kinh tế toàn cầu vào một đợt suy thoái, đồng thời kêu gọi các nước hành động với các kế hoạch chi tiêu “khổng lồ” để tránh tình trạng phá sản và vỡ nợ./.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Doanh số bán ô tô tại Mỹ giảm mạnh do đại dịch COVID-19
14:57' - 02/04/2020
Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều chứng kiến doanh số bán tại Mỹ sụt giảm trong tháng 3/2020, do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến nền kinh tế nước này bị phong tỏa trên diện rộng.
-
Ô tô xe máy
Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến 1,1 triệu việc làm trong ngành ô tô của EU
14:46' - 02/04/2020
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho biết, các nhà máy ngừng hoạt động do dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến ít nhất 1,1 triệu người châu Âu làm việc trong ngành sản xuất ô tô.
-
Ô tô xe máy
Pháp: Doanh số ô tô giảm hơn 70% trong tháng Ba do dịch COVID-19
14:46' - 02/04/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, thị trường ô tô của Pháp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chính phủ nước này thực hiện biện pháp cách ly cộng đồng từ ngày 17/3 do dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.