Điểm tựa kinh tế nông nghiệp Việt Nam - Bài cuối: "Hạt ngọc trời" vươn mình trong kỷ nguyên mới
Chặng đường 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất đã chứng kiến sự chuyển mình ngoạn mục của Đồng bằng sông Cửu Long. Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ thiếu đói sau chiến tranh, Đồng bằng sông Cửu Long đã vươn lên trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào xuất khẩu.
Mặc dù có những tín hiệu tích cực ban đầu, việc triển khai Đề án 1 triệu ha trên quy mô lớn không tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thành Nam lưu ý cần cẩn trọng, không nôn nóng, không theo phong trào khi mở rộng Đề án.
Một trong những điểm nghẽn lớn nhất là vấn đề liên kết chuỗi giá trị lúa gạo. Theo khảo sát từ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, mặc dù số lượng hợp tác xã ở các tỉnh khá lớn, tỷ lệ hợp tác xã có liên kết chuỗi giá trị không nhiều. Nhiều hợp đồng giữa doanh nghiệp và hợp tác xã thực chất chỉ là hợp đồng thu mua sản phẩm đơn thuần, khiến tỷ lệ diện tích, sản lượng lúa có liên kết tại Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp. Tình trạng liên kết chuỗi lúa gạo còn yếu và thiếu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thị trường nông sản không ổn định, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư ứng trước cho nông dân và xây dựng kho bãi, năng lực của hợp tác xã còn hạn chế, nông dân ngại thay đổi và đôi khi chưa tuân thủ hợp đồng. Vấn đề thiếu niềm tin giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vẫn tồn tại. Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc Hợp tác xã Tiến Thuận, cho rằng sản xuất manh mún, thiếu tập trung, kỹ thuật yếu dẫn đến nông sản không ổn định về số lượng và chất lượng, tiêu thụ khó khăn. Cả hợp tác xã và doanh nghiệp còn thiếu lòng tin, ngại tìm kiếm đối tác phù hợp, vẫn quen giao dịch qua thương lái. Bà Trần Thị Kim Thúy từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ bổ sung, quy mô sản xuất nhỏ lẻ của nông hộ khó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ, dẫn đến chất lượng không đều. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - ông Phạm Thái Bình nhấn mạnh liên kết chuỗi là con đường duy nhất để phát triển ngành hàng lúa gạo. Tuy nhiên, hình thức liên kết phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là đặt cọc và thu mua khi vào vụ. Sự biến động giá cả thường dẫn đến mâu thuẫn, tình trạng "bẻ kèo" khi giá lúa sụt giảm. Ông Nguyễn Văn Huỳnh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, cũng gặp tình trạng liên kết thiếu chặt chẽ, doanh nghiệp chậm trễ hoặc không đến thu mua khi giá lúa giảm hoặc thu hoạch rộ. Để Đề án 1 triệu ha thành công, cần giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn này. Thứ trưởng Trần Thanh Nam chỉ đạo các địa phương đảm bảo hạ tầng tưới tiêu khi mở rộng diện tích. Việc nâng cao năng lực cho hợp tác xã là rất cần thiết, đồng thời cần lực lượng khuyến nông đủ năng lực để hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình giảm phát thải. Ông Nguyễn Văn Huỳnh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa đề xuất hợp tác xã cần được tiếp cận trực tiếp vốn ưu đãi để đầu tư máy móc phục vụ sản xuất, thu mua lúa cho nông dân khi thị trường biến động. Bên cạnh đó, ông Huỳnh cũng mong muốn hợp tác xã hoặc nông dân được vay vốn ưu đãi để chủ động sản xuất, còn doanh nghiệp tập trung cung ứng vật tư và bao tiêu đầu ra với giá sàn ổn định. Cần bố trí kho bãi cho hợp tác xã để dự trữ vật tư và thu mua lúa tạm trữ khi giá thấp. Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang chỉ ra một số khó khăn khác như sự "đụng hàng" giữa các tỉnh trong giai đoạn thu hoạch gây áp lực cho doanh nghiệp và hạn chế nguồn lực tài chính của tỉnh cho Đề án. Ông đề xuất Trung ương sớm triển khai toàn diện Đề án với 3 hợp phần (hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật, quản lý dự án), tính toán lại lịch thời vụ giữa các tỉnh để tránh "đụng hàng" và khuyến khích doanh nghiệp xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến tại vùng nguyên liệu. Quan trọng là tăng cường sản xuất theo đơn đặt hàng và cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho địa phương. Mặc dù còn nhiều thách thức, những kết quả ban đầu từ các mô hình thí điểm cho thấy sự đồng thuận của hệ thống chính trị và người dân về sản xuất lúa giảm phát thải. Việc các địa phương tích cực nhân rộng mô hình và sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp là tín hiệu tích cực. Ông Trần Thái Nghiêm khẳng định Cần Thơ quyết tâm xem Đề án 1 triệu ha là cơ sở để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân. Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp không chỉ là một dự án nông nghiệp đơn thuần. Đây là bước đi chiến lược mang tính đột phá, tổng hòa những bài học từ 50 năm phát triển, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất và giải quyết các điểm nghẽn về liên kết, hạ tầng để nâng tầm hạt gạo Việt Nam. Thành công của Đề án sẽ là minh chứng cho khả năng thích ứng và vươn lên của nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong kỷ nguyên mới, củng cố vững chắc hơn nữa vị thế "Điểm tựa kinh tế nông nghiệp của cả nước" không chỉ về sản lượng mà còn về chất lượng, giá trị và tính bền vững. Nhìn lại chặng đường 50 năm kể từ ngày giải phóng, Đồng bằng sông Cửu Long đã trải qua một cuộc chuyển mình kỳ diệu, từ vùng đất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trở thành vựa lúa, vựa cây ăn trái, thủy sản hàng đầu quốc gia và thế giới. Hành trình ấy là bản anh hùng ca về sức lao động, ý chí quật cường của người nông dân; là minh chứng cho vai trò quyết định của khoa học công nghệ trong việc tạo ra những đột phá; và là kết quả của đường lối, chính sách đúng đắn, kịp thời từ Đảng và Nhà nước. Những câu chuyện về nông dân làm giàu trên đất Long An, Kiên Giang, sự ra đời và đóng góp to lớn của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long với những giống lúa "huyền thoại" hay chiến lược táo bạo mang tên Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp... tất cả đều khắc họa một Đồng bằng sông Cửu Long đầy sức sống, năng động và không ngừng đổi mới. Tuy vẫn còn đó những thách thức, đặc biệt là tác động ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu và những vấn đề nội tại trong liên kết chuỗi giá trị, nhưng với nền tảng vững chắc đã xây dựng trong 50 năm qua, cùng với sự chung tay của Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân, tin rằng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, triển khai thành công Đề án 1 triệu ha và giữ vững vị thế là "Điểm tựa kinh tế nông nghiệp" vững chắc cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển hạ tầng để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển đồng bộ, toàn diện
21:03' - 21/04/2025
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực ĐBSCL có 1.256km đường bộ, bao gồm 3 tuyến cao tốc trục dọc và 3 tuyến đường bộ cao tốc trục ngang.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22' - 07/04/2025
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao
09:26' - 10/02/2025
Là vùng đất giàu tiềm năng, Đồng bằng sông Cửu Long luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy công trình
11:25'
Trình tự kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể được kết hợp với kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo trình tự được quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
11:11'
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò quốc tế tại Hội nghị FfD4
10:16'
Sáng 1/7 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dự và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (FfD4).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp lại giang sơn và sức mạnh đoàn kết: Để nghị quyết Đảng thấm sâu vào thực tiễn
08:43'
Không sắp xếp lại hệ thống hành chính, đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì đất nước sẽ chậm phát triển. Đó là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.