Diễn đàn Davos 2018: Giới chuyên gia kinh tế đánh giá chỉ số GDP lỗi thời
Chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lâu nay vẫn tồn tại hữu ích như một thước đo về quy mô kinh tế, mà căn cứ vào đó, các chuyên gia kinh tế có thể đưa ra đánh giá về sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó, cũng như tính hiệu quả của các chính sách kinh tế nói riêng và chính sách phát triển của chính quyền các địa phương.
Chính vì lí do này, nó có sức mạnh chi phối cả một chính phủ, song cũng có thể giúp chính quyền địa phương nào đó khoe khoang sức mạnh kinh tế và trở thành nỗi ám ảnh buộc các quốc gia phải chinh phục để được thừa nhận là một quốc gia mạnh về kinh tế.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 48 đang diễn ra tại thành phố Davos, Thụy Sĩ, nhiều chuyên gia kinh tế thể hiện sự hoài nghi về tính hữu ích của chỉ số thống kê kinh tế cơ bản này và quan ngại nó có gây ra cuộc khủng hoảng xã hội và môi trường bằng cách khuyến khích tăng trưởng bằng mọi giá.
Nhà kinh tế học người Anh, Diane Coyle, thuộc Đại học Manchester, cho biết tại các cuộc thảo luận tại WEF năm 2018, có nhiều ý kiến đồng nhất cho rằng các con số thống kê lâu nay phục vụ cho việc tính toán GDP không còn hiệu quả.
Do đó, họ cho rằng cần bổ sung thống kê về "Chỉ số Phát triển con người" cùng với một chỉ số mới được đề cập trong tài liệu tựa đề "Ảo tưởng phát triển" (The Growth Delusion) được nhà báo David Pilling của tờ The Financial Times vừa công bố trong tuần qua.
Trong các cuộc thảo luận tại Davos, nhà kinh tế Diane Coyle đã đưa ra những tư duy mới giúp bổ sung các dữ liệu kinh tế với các phép đo bao trùm yếu tố "vốn con người" (kỹ năng và giáo dục); cơ sở hạ tầng vật chất; "vốn vô hình" như dữ liệu vi tính và bằng sáng chế; chất lượng môi trường và "vốn xã hội" xem xét sự đoàn kết hoặc chia rẽ của một quốc gia.
Theo lý giải của các nhà kinh tế, tính toán GDP của một vùng lãnh thổ không thể cho kết quả chính xác khi không tính đến thị trường "chợ đen", vốn hoạt động rộng lớn và có nguồn thu lớn ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực châu Phi và Mỹ Latinh.
Chỉ số GDP được nhà kinh tế học Simon Kuznets phát triển năm 1934 nhằm đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia trong 1 năm.
Tuy nhiên, chỉ số này không thể đo được sự phân bổ của cải trong một quốc gia. Vì vậy, trong khi tổng giá trị của nó có thể tăng lên, cán cân lợi ích thường xuyên nghiêng về những người có thu nhập cao.
Do đó, theo ý kiến của bà Inga Beale, Giám đốc điều hành của Lloyd's of London, cần tìm ra một cơ chế tính toán khác và sử dụng nhiều thước đo khác nhau để đánh giá sự thành công của một quốc gia.
Đồng quan điểm chỉ trích GDP là một công cụ cùn gỉ để đo lường tăng trưởng kinh tế còn có các nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz và Amartya Sen, cùng Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde.
Các chuyên gia hàng đầu của thế giới này đang kêu gọi hình thành một cách tiếp cận toàn diện để hiệu chỉnh không chỉ các dữ liệu đầu vào kinh tế mà còn cả vốn con người cùng các vấn đề chất lượng cuộc sống.
Với tình trạng Trái Đất ấm lên và một số tài nguyên đã bị khai thác gần cạn kiệt, bao gồm cả nhiều nghề cá, WEF tuần này đề xuất một biện pháp đo lường tăng trưởng mang tính phổ quát hơn gọi là Chỉ số Phát triển hòa nhập, có các nhân tố như vậy.
Trong một thế giới biến động và chia rẽ hiện, WEF năm nay được kỳ vọng sẽ là diễn đàn để lãnh đạo các nước và các nhà doanh nghiệp hàng đầu nghiêm túc thảo luận, thúc đẩy các cơ chế hợp tác đa phương rộng lớn và bao trùm hơn nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đây cũng là nơi các bên có thể tìm thấy sự đồng thuận về các giải pháp trong nỗ lực hàn gắn một thế giới còn nhiều rạn nứt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WEF Davos 2018: Bộ trưởng Tài chính Mỹ hoan nghênh một đồng USD yếu hơn
14:00' - 25/01/2018
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sỹ) ngày 24/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã hoan nghênh một đồng USD yếu hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Davos 2018: Giới chức Mỹ và Canada "lời qua tiếng lại" về NAFTA
10:40' - 25/01/2018
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã cáo buộc Thủ tướng Canada Justin Trudeau dùng bài phát biểu tại Diễn đàn Davos để gây áp lực đối với Mỹ tại vòng tái đàm phán NAFTA thứ 6.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Davos 2018: Tổng thống E.Macron tin tưởng vai trò lớn mạnh của Pháp tại châu Âu
08:15' - 25/01/2018
Với chương trình nghị sự cải cách và một nội các đổi mới, nước Pháp đã trở lại là một cường quốc châu Âu thực sự.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.