Điều gì khiến Mỹ duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài?
Giá là một khái niệm quan trọng. Dù đó là giá dầu, giá chất bán dẫn hay giá của một chiếc máy tính xách tay Big Mac, tất cả đều tác động rất lớn đến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, loại giá quan trọng nhất trong khái niệm kinh tế lại là giá trị đồng tiền. Và trong hơn ba thập kỷ qua, giá trị này đã giảm.Giờ đây, giữa bối cảnh kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động mạnh, giá trị đồng tiền lại đang có xu hướng đi lên. Hầu hết, mọi người khi được hỏi đều cho rằng giá trị đồng tiền được quyết định bởi các quyết sách của ngân hàng trung ương. Điều này là đúng nếu nhìn vào kinh tế Mỹ, với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trực tiếp điều hành lãi suất.Tuy nhiên, có một logic sâu sắc hơn. Về cơ bản, giá trị đồng tiền - giống như giá của bất cứ thứ gì khác - phản ánh sự cân bằng cung cầu. Nhu cầu gửi tiết kiệm cao sẽ đẩy giá trị này đi xuống, trong khi nhu cầu đầu tư nhiều sẽ nâng giá trị đi lên.Sự cân bằng của cán cân cung cầuĐối với các chuyên gia kinh tế, giá trị đồng tiền là yếu tố giúp cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư, trong khi vẫn giữ lạm phát ổn định. Khái niệm này còn có các tên gọi khác là lãi suất tự nhiên hay lãi suất cân bằng dài hạn.Để hiểu tại sao lãi suất tự nhiên lại là trọng tâm của việc hoạch định chính sách, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Fed để chi phí đi vay (lãi suất chủ chốt) thấp hơn so với lãi suất tự nhiên. Khi đó, môi trường tiền quá rẻ sẽ thúc đẩy quá nhiều đầu tư, khiến tiết kiệm giảm sút và nền kinh tế phát triển quá nóng. Hậu quả là lạm phát tăng vọt.Ngược lại, nếu Fed để chi phí đi vay cao hơn lãi suất tự nhiên, tiết kiệm sẽ ồ ạt tăng nhưng đầu tư lại không đủ, khiến kinh tế hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.Trong hơn ba thập kỷ, “lãi suất tự nhiên” ở Mỹ có xu hướng giảm. Theo ước tính của Bloomberg có điều chỉnh theo lạm phát, lãi suất tự nhiên của trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm từ mức hơn 5% vào năm 1980 xuống còn dưới 2% trong thập kỷ qua.Để tìm hiểu điều gì đã khiến lãi suất giảm và để dự đoán đúng hướng đi của lãi suất tự nhiên trong tương lai, một mô hình đã được các chuyên gia của Bloomberg xây dựng, bao gồm các yếu tố chính tác động đến tiết kiệm và đầu tư.Mô hình này dựa trên 12 nền kinh tế tiên tiến đã tham gia sâu vào hệ thống tài chính toàn cầu. Kết quả cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến lãi suất tự nhiên giảm là tăng trưởng yếu.
Đối với kinh tế Mỹ, sự sụt giảm giá trị đồng tiền đã gây ra những hậu quả sâu sắc. Chi phí đi vay thấp hơn khuyến khích các hộ gia đình vay nợ nhiều hơn. Vào đầu những năm 2000, nhiều người đã vay hơn mức họ có thể trả. Có rất nhiều lý do đằng sau cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn và khủng hoảng tài chính toàn cầu và chi phí đi vay giảm là một trong số đó.Bên cạnh đó, tiền rẻ hơn có nghĩa là ngay cả khi mức nợ tăng cao thì chi phí để trả nợ vẫn rất thấp. Nợ liên bang của Mỹ đã tăng gần gấp ba lần, từ mức tương đương 33% GDP hồi đầu những năm 2000, lên gần 100% GDP hiện nay, nhưng chi phí để trả khoản nợ đó vẫn ở mức thấp, cho phép chính phủ tiếp tục chi tiêu cho giáo dục, cơ sở hạ tầng và quân đội.Đối với Fed, lãi suất tự nhiên thấp hơn đồng nghĩa với việc họ có ít không gian hơn để cắt giảm lãi suất trong thời kỳ suy thoái, dẫn đến lo ngại về việc các chính sách tiền tệ không thể phát huy tác dụng.Tuy nhiên, tất cả điều đó đang thay đổi. Những lực đè khiến giá trị đồng tiền sụt giảm lâu nay hiện đang đảo chiều. Đầu tiên, nhân khẩu học đang thay đổi. Thế hệ "baby boomer" (thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh) từng góp phần đẩy chi phí đi vay xuống thấp hiện đang rời bỏ lực lượng lao động - dẫn đến nguồn tiết kiệm nhỏ hơn.Mối quan hệ rạn nứt giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng sự tái cân bằng của kinh tế Trung Quốc, đồng nghĩa với việc dòng tiền tiết kiệm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đi qua Thái Bình Dương và chảy vào Kho bạc Mỹ đã chấm dứt.Nợ của Mỹ tăng vọt sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sau đó là đại dịch COVID-19 tác động xấu đến nền kinh tế. Những sự kiện đó “bóp nghẹt” nguồn tiền tiết kiệm, khiến chính phủ phải can thiệt bằng Đạo luật Giảm lạm phát (IRA). Trong khi đó, nợ tăng sẽ tạo áp lực lên chi phí vay dài hạn.Vậy lãi suất tự nhiên sẽ tăng bao xa? Các dự báo cho thấy mức tăng khoảng 1 điểm phần trăm từ mức đáy 1,7% vào giữa những năm 2010, lên 2,7% vào năm 2050. Về mặt danh nghĩa, điều đó có nghĩa là lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm có thể ổn định ở mức từ 4,5% đến 5%.Trong khi đó, việc lãi suất chủ chốt tăng sẽ mang lại nhiều rủi ro. Nếu chính phủ không sắp xếp tài chính hợp lý, thâm hụt tài chính sẽ tiếp tục ở mức cao.Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng sẽ cần sự đầu tư lớn. Cơ quan nghiên cứu BloombergNEF ước tính việc xây dựng mạng lưới năng lượng để đạt mục tiêu đưa lượng khí thải carbon về mức 0 sẽ tiêu tốn 30.000 tỷ USD. Dù vậy, những bước nhảy vọt về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các công nghệ khác có thể giúp tăng năng suất, dẫn đến xu hướng tăng trưởng nhanh hơn.Vay chính phủ cao, chi tiêu nhiều hơn để chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng nhanh hơn đều sẽ đẩy lãi suất tự nhiên lên cao. Theo ước tính của BloombergNEF, các tác động tổng hợp sẽ đẩy lãi suất tự nhiên lên ngưỡng 4%, tương ứng với lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn 10 năm là khoảng 6%.Việc lãi suất tự nhiên đang từ xu hướng giảm chuyển sang xu hướng tăng sẽ gây ra hậu quả sâu sắc cho nền kinh tế và hệ thống tài chính Mỹ. Kể từ đầu những năm 1980, giá nhà ở Mỹ đã tăng vọt, trong đó lãi suất giảm là một yếu tố góp phần chính.Với chi phí đi vay hiện đang tăng cao, quá trình đó có thể kết thúc. Có một câu chuyện tương tự trên thị trường chứng khoán. Kể từ đầu những năm 1980, chỉ số S&P 500 đã tăng vọt, một phần nhờ môi trường lãi suất thấp hơn. Với lãi suất ngày càng tăng, động lực định giá cổ phiếu ngày càng tăng sẽ bị lấy đi.Tuy nhiên, có lẽ “người thua cuộc” lớn nhất sẽ là Bộ Tài chính Mỹ. Ngay cả khi nợ không tăng so với quy mô kinh tế, chi phí đi vay cao hơn sẽ khiến chi phí thanh toán nợ hàng năm tăng thêm một khoản tương đương 2% GDP vào năm 2030.Tất nhiên, môi trường lãi suất cao sẽ tạo ra "người thắng và kẻ thua". Những người gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn. Điều tương tự cũng đúng với những người đầu tư trái phiếu.Và lãi suất tự nhiên cao hơn cũng có nghĩa là khi suy thoái xảy ra, Fed sẽ có thêm không gian để điều hành chính sách tiền tệ và kích thích tăng trưởng, khôi phục một số “hỏa lực” đã mất của chính sách này.Sau nhiều năm lãi suất giảm, Mỹ và thế giới cần chuẩn bị cho sự đảo ngược. Đối với tất cả mọi người từ chủ sở hữu nhà đến nhà đầu tư cổ phiếu hay Kho bạc Mỹ, đây sẽ là một quá trình chuyển đổi khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30'
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.