Điều gì khiến Singapore trở thành một trung tâm khởi nghiệp (Phần II)
Và sự đồng hành của chính phủ
Vấn đề trước đây của Singapore là vài ba quỹ lớn có lợi nhuận ra đời cách đây vài chục năm thường chỉ đầu tư cho các doanh nghiệp đã trưởng thành, hoạt động được vài năm và nhận đầu tư lớn 1-5 triệu USD, còn các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu chỉ cần vài chục đến vài trăm nghìn USD thì không mấy quan tâm.
Quỹ Nghiên cứu quốc gia Singapore (NRF) đã đưa ra hai chương trình khắc phục điều này: Một là Early Stage Ventures Fund (ESVF), theo đó các quỹ tư nhân sẽ được chính phủ đầu tư đối ứng 10 triệu đôla Singapore (SGD) theo tỷ lệ 1:1 (tức là nếu nhận được 10 triệu SGD, họ sẽ phải gọi vốn được thêm 10 triệu SGD nữa, nâng tổng giá trị của quỹ là 20 triệu SGD) và hai là Technology Incubation Scheme (TIS) với lời “đề nghị” hấp dẫn hơn nữa, chính phủ đầu tư nửa triệu SGD vào một quỹ đầu tư theo tỷ lệ đối ứng 6:1, với điều kiện quỹ phải tích cực cung cấp người cố vấn và hướng dẫn cho doanh nghiệp.
ESVF và TIS đã góp phần tạo ra một chu kỳ hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nhiều năm, với sự bổ trợ của các sáng kiến khác của Cơ quan phát triển công nghệ viễn thông và SPRING Singapore.
Số liệu từ NRF cho thấy, gần 100 triệu SGD được phân bổ cho các chương trình đầu tư như ESVF và TIS (tính đến tháng 3/02016) đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp được hỗ trợ thu hút được nguồn vốn đối ứng từ tư nhân khoảng 400 triệu SGD, tạo một đòn bẩy ấn tượng, gấp bốn lần khoản tiền hỗ trợ của chính phủ.
TIS, chương trình hỗ trợ cho 16 vườn ươm khởi nghiệp được chọn, có một ảnh hưởng nổi bật nhất và nhà đầu tư Leslie Loh của Red Dot Ventures (một trong 16 vườn ươm này) gọi đó là “nhân tố thay đổi cuộc chơi”. Người sáng lập ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Eddie Chau miêu tả TIS là động cơ của hệ sinh thái khởi nghiệp.
TIS dựa trên một chương trình tương tự được thực hiện ở Israel vào những năm 1990 mà nhờ đó Israel đã trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Trong số 145 doanh nghiệp khởi nghiệp được 16 vườn ươm của TIS đầu tư, khoảng 61 doanh nghiệp đã thu hút được vốn đối ứng, 34 đã bán được cổ phần và 29 (20%) dừng hoạt động, một kết quả không tồi cho một chương trình mới. Dù có thể sẽ có thêm các doanh nghiệp phá sản trong tương lai, con số 20% là rất thấp so với tỷ lệ thất bại chung là 70%.
Quan trọng hơn là TIS đã cung cấp một đòn bẩy đầu tư hào phóng và do đó, giảm rủi ro đầu tư và Chính phủ Singapore đã thành công trong việc thu hút một con số ấn tượng các nhà điều hành doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và các nhà đầu tư tham gia vào TIS và trở thành một phần của cộng đồng khởi nghiệp.
Những cá nhân giàu có này đã đóng một vai trò quan trọng là những “nhà đầu tư thiên thần” và những người cố vấn trong các chương trình khởi nghiệp, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp.
Mặc dù ưu tiên hình thức đầu tư đối ứng nhưng Chính phủ Singapore vẫn dành một khoản ngân sách để tài trợ cho các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, chẳng hạn như SPRING (thuộc Bộ Thương mại Singapore) tài trợ 70% kinh phí hoạt động cho các vườn ươm với mục đích tăng không gian làm việc chung và Action Community for Entrepreneurship, một tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ tài trợ (trước đây là cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thương mại điều hành) kết nối và tổ chức sự kiện cộng đồng startup.
Tin vui là vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai của Singapore ngày càng được thừa nhận, khi nước này chuyển từ một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các công ty đa quốc gia tới một mô hình kinh tế khỏe khoắn hơn, với sự hiện diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng tăng trưởng nhanh.
Trong khi các chi tiết của các chương trình khởi nghiệp và sáng tạo trong kế hoạch RIE2020 trị giá 19 tỷ SGD vẫn chưa được công bố, cộng đồng khởi nghiệp ở nước này có thể lạc quan rằng sự hỗ trợ của chính phủ vẫn được duy trì, ngay cả khi chương trình TIS đã kết thúc tháng 6/2016 và cộng đồng khởi nghiệp ở Block 71 có thể chờ đợi một hệ sinh thái sung sức hơn trong những năm tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lợi nhuận ròng của Singapore Airlines tăng hơn 180%
20:48' - 07/08/2016
Trong quý 2/2016, lợi nhuận ròng của Singapore Airlines (SIA) tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore thành lập cục điều tra độc lập về tai nạn hàng không và hàng hải
13:45' - 05/08/2016
Theo một thông báo ngày 5/8 của Bộ Giao thông vận tải Singapore (MOT), kể từ tháng 8, nước này đã thành lập Cục Điều tra An toàn giao thông (TSIB).
-
Kinh tế Thế giới
Singapore bắt giữ 44 người liên quan đến lao động bất hợp pháp
14:19' - 02/08/2016
Đã có 44 người bị bắt giữ trong vụ điều tra liên quan đến một tổ chức đưa lao động nước ngoài vào Singapore làm việc bất hợp pháp.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Singapore đẩy mạnh kiểm soát hành vi rửa tiền
06:32' - 27/07/2016
Ngân hàng trung ương Singapore mới đây cho biết sẽ đẩy mạnh kiểm soát hành vi rửa tiền và nhanh chóng tiến hành các biện pháp cần thiết đối với các ngân hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore cấm lưu hành tờ báo có liên hệ với IS
09:48' - 24/07/2016
Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore thông báo cấm lưu hành ấn phẩm Al Fatihin do Furat Media, công ty truyền thông có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Singapore, xuất bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này