Điều hành chính sách tiền tệ ra sao trong "vòng xoáy" lạm phát?
Bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến khó lường và áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng. Đồng USD tăng giá mạnh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất với tốc độ nhanh và mạnh hơn; xu hướng các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tăng lãi suất…
Để tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt, thực hiện đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ.
Fed vừa quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% đến 3,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ năm trong năm nay và là lần thứ ba liên tiếp Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm với nỗ lực kiềm chế tình trạng lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong 4 thập kỷ.
Ngoài ra, Fed cũng cho biết sắp tới sẽ tiếp tục tăng với nỗ lực kiềm chế lạm phát; đồng thời, các quan chức Fed nhận định lãi suất tiếp tục tăng trong năm 2022 và năm 2023 cũng như sẽ không hạ cho đến năm 2024.
Theo các chuyên gia kinh tế, một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc Fed tăng lãi suất và các nước phát triển thắt chặt suy thoái tiền tệ. Cụ thể, Fed và Ngân hàng Trung ương nhiều nước quyết định và dự định tăng lãi suất sẽ gây áp lực mạnh mẽ lên chính sách tiền tệ của Việt Nam khi nền kinh tế "lệch pha" so với nhiều nước trên thế giới. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung điều hành hai công cụ là lãi suất và tỷ giá hối đoái. Bởi, hai công cụ này có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đến cung tiền và trạng thái ngoại hối của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Fed liên tục tăng lãi suất trong năm nay. Ngay từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước chủ trương giữ ổn định cả lãi suất lẫn tỷ giá hối đoái, nhưng "ổn định không có nghĩa là cố định" mà theo sát mọi diễn biến để điều hành một cách phù hợp. Trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp. Qua đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, đến thời điểm này dù tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vẫn là một trong những nước thấp nhất thế giới với mức bình quân 8 tháng là 2,58%, nhưng áp lực lạm phát đang tăng lên. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1% để thực hiện các mục tiêu đặt ra của chính sách tiền tệ. Đặc biệt, khi Fed tăng lãi suất lên mức 3,25%, nếu lãi suất chính sách của VND vẫn ở mức 4% thì biên độ chênh lệch lãi suất quá hẹp, kéo theo đó là rủi ro cho VND và gây áp lực mạnh lên tỷ giá. Vì vậy, việc tăng lãi suất sẽ giúp giữ được tỷ giá, tránh được sự chuyển dịch của dòng vốn và kiểm soát được lạm phát. Đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong 2 năm trở lại đây. Trước đó vào năm 2020, trong bối cảnh lãi suất huy động trên thị trường của các ngân hàng giảm mạnh và dịch COVID-19 bùng phát, Ngân hàng Nhà nước có tới 3 lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Theo các chuyên gia kinh tế, việc nâng lãi suất là hợp lý và là một trong biện pháp hành động trước cũng như “phòng thủ” từ xa cần thiết trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp về địa chính trị, kinh tế và dịch bệnh. Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Bảo Ngọc Phó, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, Fed không chỉ tăng 0,75% trong tháng 9/2022 mà còn có thể tăng vào cuối năm nay khiến đồng USD tăng giá. Đây là thời điểm phù hợp Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất để điều hành vĩ mô trong thời gian tới. “Ngoài công cụ kiểm soát cung tiền tệ thì tăng lãi suất VND để ổn định tỷ giá và không thể sử dụng mãi công cụ bán ngoại tệ vì nếu bán quá nhiều thì dự trữ ngoại hối sẽ giảm nhanh. Đây là một trong biện pháp hành động trước, đi trước một bước để sau này không phải đối mặt với những căng thẳng”, ông Đỗ Bảo Ngọc nhận định. TS Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam phân tích, thông thường khi lãi suất tăng lên thì cầu giảm và đó là điều mong muốn để hạ bớt cầu về tín dụng ở các quốc gia đang có lạm phát cao. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, nâng lãi suất để tăng giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát thì cũng nên tăng trần tín dụng lên mức 16% trong năm nay để giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn vốn. Cùng với điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát, thanh khoản thị trường tiếp tục thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá nhằm góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ.
Ngay cả khi Fed liên tục tăng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng, nhưng quan điểm của Ngân hang Nhà nước là tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá phù hợp, thực hiện đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu phá giá VND sẽ để lại hậu quả lớn là lạm phát cơ bản tăng lên, suy giảm lòng tin vào VND khiến dòng tiền sẽ “chạy” mua hàng, vàng, ngoại tệ. Khi đó, giá đầu vào nguyên vật liệu tăng lên, tạo vòng xoáy lạm phát ngày càng lớn theo thời gian, bào mòn mọi thành quả tăng trưởng của nền kinh tế. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc đầu tiên và quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó, giữ ổn định tiền tệ là cốt lõi. Giữ ổn định giá trị tiền tệ VND mang lại nhiều lợi ích. Nếu duy trì tương đối tỷ giá VND/USD từ đó làm cho chỉ số lạm phát cơ bản sẽ thấp, kìm giữ giá các hàng hóa khác, bảo đảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo. Thực tế, khoảng 70% hợp đồng xuất nhập khẩu bằng USD nên nhìn chung việc duy trì tỷ giá không gây thiệt hại nhiều. “Tôi cho rằng cách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là đúng đắn, ổn định. Giữ ổn định tỷ giá VND so với USD là chính sách cực kỳ quan trọng để ổn định lạm phát cơ bản. Từ đó, góp phần ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường và đảm bảo chỉ số lạm phát ở mức thấp”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nói. Nhờ vào mục tiêu giữ ổn định tỷ giá, tiền VND chỉ mất giá khoảng 3,8% so với đồng USD nếu tính từ đầu năm và là “đồng tiền thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến ngày 21/9, đồng USD đã tăng 15% so với cuối năm trước và 19% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng mạnh nhất trong vòng 38 năm qua. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các đồng tiền khác mất giá mạnh so với đồng USD như: đồng yen mất giá 25%, euro 13,5%, bảng Anh 20%, Bath 11,95%, won 17,57%..., trong khi đó tiền VND chỉ mất giá khoảng 3,8% so với đầu năm. Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), những năm gần đây khi điều kiện thị trường thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa. Từ đó, tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân; trong đó, có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất. “Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh./.- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nước
- tỷ giá
- lãi suất
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Từ 23/9, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 1%
18:03' - 22/09/2022
Ngày 22/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành các quyết định điều chỉnh một số mức lãi suất có hiệu lực từ ngày 23/9/2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo sát diễn biến Fed tăng lãi suất để điều hành phù hợp
17:14' - 22/09/2022
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng sẽ kiên trì các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, theo sát mọi diễn biến của Fed..
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng trưởng tín dụng
09:44' - 07/09/2022
Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Thêm quy định về bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến
09:52' - 01/12/2024
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội giúp nhiều gia đình thoát nghèo
08:20' - 01/12/2024
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống.
-
Ngân hàng
ABBANK khởi động dự án Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội
09:33' - 30/11/2024
Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng
16:13' - 29/11/2024
Trong phiên giao dịch chiều 29/11, đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng khi số liệu về lạm phát củng cố đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất.
-
Ngân hàng
Đồng USD hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Tám
16:13' - 29/11/2024
Đồng USD đang hướng đến tuần giảm giá mạnh nhất trong ba tháng qua, khi các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại triển vọng thương mại dưới thời của ông Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank đẩy mạnh các gói ưu đãi kích cầu tín dụng cuối năm
15:49' - 29/11/2024
Agribank cam kết tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 29/11: Giá USD tiếp tục giảm mạnh
08:50' - 29/11/2024
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank ở mức 25.160 - 25.463 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở chiều mua vào và giảm 21 đồng ở chiều bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng euro và yen kìm hãm đà phục hồi của đồng USD
14:40' - 28/11/2024
Phiên 28/11, đà phục hồi của đồng USD trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn đã bị chặn sau khi đồng euro giữ vững mức tăng mạnh nhất bốn tháng còn đồng yen cũng hướng đến tuần tăng mạnh nhất ba tháng.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc hạ lãi suất lần thứ hai liên tiếp
13:34' - 28/11/2024
Tại cuộc họp ở thủ đô Seoul, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoK đã quyết định giảm lãi suất cơ bản ở mức 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3%.