Điều kiện cần để Indonesia đạt được tăng trưởng công nghiệp
Tuy nhiên, chính phủ của ông vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Lệnh cấm bán điện thoại thông minh iPhone 16 gần đây của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto do công ty sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị công nghệ Apple không tuân thủ các quy định về nội dung địa phương (LCR), là minh chứng cho sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa tham vọng công nghiệp và thực tế chính sách. Chính phủ Indonesia cho rằng lời đề nghị đầu tư 1 tỷ USD của Apple để sản xuất thiết bị định vị thông minh AirTag là không đủ, với lý do có sự khác biệt giữa khoản đầu tư được đề xuất và giá trị thực tế của nó.
Trên thực tế, chính sách LCR chỉ đại diện cho một yếu tố trong chiến lược thay thế nhập khẩu của Indonesia. Mặc dù đã giảm thuế quan, Indonesia vẫn trở nên bảo hộ hơn kể từ giữa những năm 2000 với việc gia tăng các biện pháp phi thuế quan. Một nghiên cứu của Arianto Patunru cho thấy nước này đã đặt ra 394 hạn chế thương mại kể từ năm 2015, vượt xa các nước thành viên ASEAN có thu nhập trung bình. Malaysia và Thái Lan chỉ đưa ra lần lượt 102, 112 biện pháp thương mại tương tự.
Các nhà hoạch định chính sách biện minh cho những hạn chế này bằng cách coi dân số đông của Indonesia là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất nước ngoài. Quan điểm này thúc đẩy những chính sách thay thế nhập khẩu nhằm kích thích sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chỉ ra rằng LCR thay vào đó lại cản trở khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Indonesia trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Sự thu hẹp của tầng lớp trung lưu Indonesia sau đại dịch COVID-19 càng làm suy yếu chiến lược tập trung vào thị trường này.
Tổng thống Prabowo và các trợ lý của ông có thể thay đổi cách tiếp cận nhằm thu hút lực lượng lao động khổng lồ của Indonesia vào những ngành có tiềm năng năng suất cao và khả năng cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy gần 2/3 số công nhân Indonesia bị mắc kẹt trong các lĩnh vực có năng suất lao động tương đối thấp, khiến họ không thể kiếm được mức lương cao hơn. Kế hoạch của ông Prabowo nhằm tiếp tục di sản hạ nguồn của người tiền nhiệm Joko Widodo và mở rộng chính sách này lên tới 28 mặt hàng đặt ra câu hỏi về tác động của nó đối với quá trình công nghiệp hóa.
Hạ nguồn sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có thể hứa hẹn, nhưng điều tương tự không thể xảy ra đối với hạ nguồn các sản phẩm khoáng sản như ngành công nghiệp luyện nickel. Cách tiếp cận này không tạo ra giá trị gia tăng đáng kể cho kinh tế Indonesia nói chung và cũng không làm tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp kim loại.
Việc áp dụng cách tiếp cận bảo hộ để nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất của Indonesia cũng đã lỗi thời trong bối cảnh mạng lưới sản xuất toàn cầu hiện nay. Sản xuất không còn tuân theo mô hình tập trung trong một quốc gia duy nhất. Về cơ bản, nó đã chuyển sang hoạt động thông qua GVC, với quy trình sản xuất được phân bổ trên nhiều quốc gia khác nhau dựa trên lợi thế so sánh, từ khai thác nguyên liệu thô đến phân phối sản phẩm cuối cùng. WB nhận định rằng Indonesia phải đối mặt với khả năng cạnh tranh thấp hơn do khả năng hội nhập vào GVC còn hạn chế.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể giải quyết những thiếu sót chính của Indonesia về công nghệ tiên tiến, chuyên môn, vốn hàng hóa thiết yếu và mạng lưới sản xuất được thiết lập tốt. Sự tham gia ngược vào GVC - nơi các công ty địa phương trở thành nhà cung cấp trong chuỗi - thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng cường phát triển kỹ năng và mang lại cơ hội việc làm có năng suất cao hơn cho lao động dư thừa của Indonesia.
Thương mại cởi mở hơn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa. Các quy định rõ ràng và minh bạch trở thành một yếu tố quan trọng khác.
Tin liên quan
-
Tài chính
Indonesia sẽ ra mắt quỹ đầu tư quốc gia khởi đầu với 20 tỷ USD
10:42' - 17/02/2025
Theo phóng viên TTXVN, Indonesia đang chuẩn bị ra mắt Danantara, công ty đầu tư siêu cấp do nhà nước sở hữu, tương đương với Temasek của Singapore, vào cuối tháng này.
-
Đời sống
Indonesia ban bố cảnh báo núi lửa ở mức cao nhất
14:33' - 13/02/2025
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki nằm trên đảo du lịch Flores. Tháng 11/2024, ngọn núi lửa hai đỉnh cao 1.703 m này đã phun trào nhiều lần, khiến 9 người thiệt mạng.
-
Thị trường
Tín hiệu lạc quan đầu năm của ngành sản xuất lúa gạo Indonesia
07:00' - 04/02/2025
Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia cho biết, sản lượng gạo của Indonesia từ tháng 1-3/2025 có thể đạt 15,06 triệu tấn thành phẩm (GKG), tăng 5,18 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế và pháp luật
Indonesia thu hồi hơn 400 triệu USD từ các vụ án tham nhũng
08:00' - 03/02/2025
Bộ trưởng Điều phối Chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho biết chính phủ nước này đã thu hồi 6.700 tỷ rupiah (401 triệu USD) tiền quỹ nhà nước thông qua vạch trần các vụ án tham nhũng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thu hàng tỷ USD từ than bùn và phục hồi rừng ngập mặn
17:29' - 01/02/2025
Indonesia đã phục hồi hơn 4,1 triệu ha đất than bùn. Nỗ lực này có khả năng giảm phát thải khoảng 302,9 triệu tấn CO2 mỗi năm.
-
Doanh nghiệp
Indonesia hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ
07:00' - 01/02/2025
Bộ Công nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonsia (SME) cho biết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ phù hợp thông qua Chương trình đổi thương hiệu Startup4Industry (S4I).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30'
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30'
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.