Điều kiện để Nhật Bản hợp tác với Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng
Tuy nhiên, tại hội nghị BRI diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 26 – 27/4, Trung Quốc đã tuyên bố cũng sẽ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao trong thời gian tới. Động thái của Trung Quốc đã buộc Nhật Bản phải đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể về các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao mà nước này đang triển khai.
Những hoài nghi về các phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về những điều chỉnh trong BRI đang được dư luận Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Đòi hỏi phải hiện thực hóa từ lời nói tới hành động từ phía Trung Quốc đang là điều kiện để Tokyo có thể hợp tác với Bắc Kinh cùng đầu tư cơ sở hạ tầng tại nước thứ ba.
Báo Yomiuri – tờ báo lớn nhất Nhật Bản đặt câu hỏi: Trung Quốc với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, có thể thực hiện hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao hay không? Báo này cũng đăng tải bài viết với tiêu đề “làm thế nào để xóa bỏ những chỉ trích về bẫy nợ trong BRI của Trung Quốc”.
Bài viết có nội dung như sau: Trong bài phát biểu tại Hội nghị Vành đai và Con đường - Sáng kiến của Trung Quốc về một khu vực kinh tế rộng lớn được tổ chức tại Bắc Kinh vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm rõ mục tiêu về BRI chất lượng cao. Ông Tập đã nhấn việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phải tuân thủ luật pháp quốc tế và xem xét khả năng tài chính có thể thực hiện của nước đối tác.
Dựa trên những thay đổi gần đây, BRI có lẽ đã được điều chỉnh lại quỹ đạo. Từ khi được tuyên bố vào năm 2013, BRI đã mở rộng các đối tượng tham gia từ các nước châu Á tới châu Âu, châu Phi, Nam Thái Bình Dương và Trung Nam Mỹ. Theo Chính phủ Trung Quốc, có trên 130 quốc gia ký kết hợp tác tham gia BRI, còn đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới 90 tỷ USD.
Những ý kiến chỉ trích về BRI ngày càng lan rộng. Không dựa trên nhu cầu của các quốc gia, nhiều dự án chỉ ưu tiên lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc. Để mở rộng ảnh hưởng, Trung Quốc đã tạo ra những khoản nợ khó trả được gọi là “bẫy nợ" ở các nước mới nổi.
Tại Sri Lanka, do không thể trả nổi các khoản vay từ Trung Quốc nên nước này đã phải nhượng lại quyền kinh doanh cảng biển Hambantota cho Bắc Kinh với thời gian lên tới 99 năm. Đây là một cảng quan trọng có vị trí chiến lược, do vậy đã có những quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc có thể sử dụng cho mục đích quân sự.
Mỹ đã đưa ra cảnh báo thông qua phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence rằng đây là “ngoại giao bẫy nợ”. Nước này cũng tạm hoãn việc cử phái đoàn lãnh đạo cấp cao trong chính phủ đến hội nghị Vành đai và Con đường tổ chức ở Bắc Kinh.
Việc thể hiện sự điều chỉnh đối với BRI của lãnh đạo Trung Quốc là một sự tiến bộ, tuy nhiên, lời nói cần phải thống nhất với hành động. Ông Tập Cận Bình phát biểu rằng cần xây dựng một khuôn khổ để đánh giá khoản nợ của các nước đối tác là vượt mức hay không. Điều này cần phải cụ thể hoá và triển khai đồng bộ.
Các nước đang phát triển ở châu Á trong tương lai được dự báo có nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều nước không thể huy động được nguồn vốn cần thiết để xây dựng. Trung Quốc khi thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển tại những nước đối tác và khu vực, không thể thiếu được việc cung cấp vốn và công nghệ.
Nhật Bản cần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng tính minh bạch, kinh tế, tự do trong hoạt động đầu tư và sự an toàn tài chính của nước đối tác. Trường hợp đạt được đầy đủ các tiêu chí này, Nhật Bản sẽ hợp tác với Trung Quốc để cùng đầu tư cơ sở hạ tầng tại nước thứ ba.
Thông qua hợp tác giữa ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản dẫn dắt và ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập, việc thúc đẩy Bắc Kinh đầu tư theo đúng các quy chuẩn quốc tế là rất quan trọng.
Nhật Bản, quốc gia có kinh nghiệm trong việc tài trợ các nước đang phát triển, đã tổ chức hỗ trợ pháp lý, triển khai các hợp đồng đầu tư, kinh doanh... với mong muốn tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu thận trọng với Sáng kiến "Vành đai và Con đường"
05:30' - 05/05/2019
Nhiều vấn đề liên quan đến Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc đã nảy sinh ở nhiều nơi khác nhau, khiến châu Âu đã phải hết sức thận trọng với sáng kiến này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng dự Hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo Diễn đàn cấp cao “Vành đai và Con đường”
13:29' - 27/04/2019
Sáng 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự phiên thứ nhất Hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đến Bắc Kinh, bắt đầu chương trình dự Diễn đàn “Vành đai và Con đường"
10:22' - 25/04/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Bắc Kinh, bắt đầu chương trình tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường".
-
Ý kiến và Bình luận
Đằng sau việc Italy tham gia sáng kiến “Vành đai và con đường”
18:37' - 24/03/2019
Vụ ký BRI lần này có thể tạo ra nhiều rủi ro, song không khó để lý giải việc Rome chấp nhận mọi thỏa thuận với Trung Quốc, miễn là nó đảm bảo được lợi ích của Italy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.