Điều tra thăm dò nguồn lợi hải sản vùng biển sâu Việt Nam
Sáng 26/2, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội thảo tổng kết chương trình môi trường thuộc Quỹ Newton với chủ đề "Tiếp cận dựa trên sinh thái cho nghề cá biển bền vững và đa dạng sinh học ở Việt Nam".
Nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận là việc điều tra thăm dò nguồn lợi sinh vật ở vùng biển sâu Việt Nam.
Ông Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản cho biết, nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam rất đa dạng và phong phú, với phạm vi phân bố rộng khắp từ vùng biển ven bờ tới vùng biển khơi, biển sâu. Bên cạnh đó, nghề cá biển đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động nghề cá đã tạo sinh kế cho hàng triệu ngư dân sống phụ thuộc vào nghề cá. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của nghề cá và công nghệ khai thác, áp lực khai thác lên nguồn lợi ở mức cao và nhiều loài bị khai thác quá mức. Việc giảm áp lực khai thác là cần thiết để cân bằng giữa hoạt động nghề cá và khả năng phục hồi nguồn lợi. Từ thực tế trên, Viện Nghiên cứu Hải sản đã đề xuất dự án "Điều tra thăm dò nguồn lợi sinh vật biển ở vùng nước sâu Việt Nam" nhằm mục đích điều tra đa dang sinh học, đặc điểm môi trường và hải dương học ở vùng biển sâu Việt Nam; thăm dò đối tượng khai thác mới cho nghề cá Việt Nam; đồng thời cung cấp thông tin khoa học cho việc điều chỉnh hoạt động khai thác hải sản từ vùng nước ven bờ ra vùng biển xa bờ và vùng biển sâu. Theo ông Nguyễn Khắc Bát, dự án sẽ thực hiện điều tra thăm dò nguồn lợi sinh vật ở vùng biển sâu Việt Nam bằng các phương pháp phù hợp, với mục tiêu tìm kiếm những đối tượng chưa được điều tra, đánh giá và hiện trạng nguồn lợi của các đối tượng đó.Các nội dung chính gồm những thông tin hiện có về nguồn lợi hải sản, đặc điểm môi trường và hải dương học ở vùng biển sâu.
Bên cạnh đó, dự án thực hiện điều tra thăm dò vùng biển sâu nhằm đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học ở vùng biển sâu, gồm các nhóm sinh vật ở tầng đáy và lớp phân tán phía trên tầng đáy; đánh giá độ phong phú nguồn lợi, thành phần sản lượng, tìm kiếm nguồn lợi hải sản tiềm năng và các nhóm sinh vật khác (các loài có giá trị kinh tế cao, có hoạt tính sinh học, các loài san hô quý); có được bộ mẫu vật của các loài sinh vật ở vùng biển sâu... Dự án cũng nghiên cứu tiềm năng nguồn lợi hải sản ở vùng biển sâu nhằm cung cấp thông tin khoa học cho việc điều chỉnh hoạt động nghề cá xa bờ; xác định các đối tượng khai thác tiềm năng ở vùng biển sâu; nghiên cứu và đề xuất ngư cụ khai thác phù hợp, có thể sử dụng ở vùng biển sâu và công nghệ khai thác đối với nghề cá ở vùng biển sâu. Dự án sẽ được thực hiện thông qua hợp tác quốc tế. Các nội dung điều tra, nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng các tiếp cận phù hợp, bởi các nhà khoa học, các thành viên thực hiện dự án trong nước và nước ngoài. Dự án dự kiến thực hiện vào năm 2020 với nguồn kinh phí chính từ ODA và các nguồn kinh phí bổ sung từ Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ. Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, hiện ngành thuỷ sản đang thiếu dữ liệu về vùng biển sâu, hệ sinh thái... do đó việc điều tra thăm dò nguồn lợi ở vùng biển sâu sẽ phục vụ cho việc quản lý và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam. Đối với vùng biển sâu, hiện Chính phủ đã có chủ trương điều tra thăm dò nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái. Hiện ngành thuỷ sản đang xây dựng đề cương, dự toán, nhiệm vụ nghiên cứu...Tuy nhiên, năng lực điều tra nguồn lợi vùng biển sâu của Việt Nam chưa đáp ứng bởi các thiết bị thăm dò, tàu, phương tiện... chưa có. Trong khi đó, kinh phí để thực hiện việc này là rất lớn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan hỗ trợ Kiên Giang thả rạn nhân tạo khôi phục nguồn lợi thủy sản
18:39' - 08/12/2018
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, Thái Lan hỗ trợ thực hiện dự án thí điểm thả rạn nhân tạo ở vùng biển nhằm bảo tồn, khôi phục, phát triển nguồn lợi thủy sản trên ngư trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo vệ lúa Đông Xuân trước rét đậm, rét hại
15:32'
Các tỉnh, thành phố phía Bắc chủ động phòng chống rét cho mạ, lúa mới cấy, lúa gieo sạ bằng các biện pháp tưới đủ nước
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo tăng trên 23%
15:32'
Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của cả nước
13:27'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện dịp Tết
21:56' - 25/01/2025
Sáng 25/1, (tức 26 Tết), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
18:59' - 25/01/2025
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn vì gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
16:52' - 25/01/2025
Sáng 25/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt điều quyết giữ kỷ lục xuất khẩu
14:16' - 25/01/2025
Thời gian qua, ngành điều Việt Nam đã đối mặt với nhiều biến động về nguyên liệu, giá cả, nhưng cộng đồng doanh nghiệp chế biến điều đã đồng lòng đưa ngành điều về đích như mong đợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12:55' - 25/01/2025
Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy Chính phủ sau sắp xếp: Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất
11:46' - 25/01/2025
Về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức.