Dỡ bỏ các biện pháp hạn chế do dịch COVID-19 - sự lựa chọn khó khăn của các chính phủ
Các biện pháp hạn chế mặc dù đã phát huy hiệu quả nhất định trong việc làm chậm sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19, song cũng làm kìm hãm những ngành kinh tế quan trọng và làm gián đoạn các hoạt động sinh kế của nhiều người dân.
Vì vậy, việc tính toán dỡ bỏ một vài hạn chế và cho phép nối lại các hoạt động xã hội trong giới hạn là một ưu tiên nghị sự của nhiều chính phủ trên toàn cầu, trong đó có Mỹ và các quốc gia châu Âu. Ý tưởng chính là đảm bảo sự quay trở lại bình thường của nền kinh tế trong phạm vi rủi ro được các cơ quan y tế công chấp nhận.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế sẽ không đẩy tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát. Do đó, một số chính phủ đang tìm kiếm các biện pháp phòng vệ tối đa, tích cực tầm soát các mầm bệnh còn lại thông qua hình thức đẩy nhanh xét nghiệm sàng lọc.
Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, việc mở cửa trở lại nền kinh tế cần được cân nhắc và tính toán cẩn trọng. Tại các nước này, số ca tử vong do COVID-19 cho đến nay chưa ghi nhận nhiều như các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp... Điều đó dường như đang khiến các nước này cân nhắc tiến tới giảm bớt các biện pháp hạn chế trong khu vực.
Các chính phủ phải chịu áp lực giảm bớt những hạn chế đã gây tác động không nhỏ đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong khi nguy cơ cơ sở hạ tầng y tế công cộng khó có thể đối phó với tỷ lệ lây nhiễm trong trường hợp gia tăng đột biến.
Lựa chọn giải pháp nào hiện vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Hai nhà phân tích Ahmed Mushfiq Mobarak và Zachary Barnett-Howell từng tranh luận trên tạp chí Foreign Policy rằng có lý do để suy tính lại những biện pháp hạn chế, đồng thời phong tỏa có thể không phải là giải pháp hành động tốt nhất ở tất cả các quốc gia.
Dù đưa ra lập trường bảo vệ các biện pháp như vậy tại nhiều nước phát triển, hai chuyên gia này cảm thấy e ngại hơn trong việc thực thi rộng rãi và không hạn chế ở các nước đang phát triển. Họ cho rằng hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp đều có dân số trẻ hơn các quốc gia có giàu có song có tỷ lệ sinh thấp, nên hai nhóm nước này không chia sẻ rủi ro và lợi ích tương đồng từ các chiến lược được thực thi cho đến nay kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu.
Áp đặt phong tỏa ở các nước nghèo - nơi các gia đình thường phải phụ thuộc vào lao động trụ cột để kiếm sống - có thể dẫn đến sự gia tăng các ca tử vong vì thiếu ăn hoặc các bệnh có thể phòng tránh được khác, chứ không phải vì bệnh COVID-19. Mối quan tâm cũng tồn tại rất khác nhau giữa những tầng lớp người nghèo nhất.
Theo một số nghiên cứu, chính nguy cơ mất an ninh lương thực và thất nghiệp - không phải là sức khỏe và an toàn - mới là quan tâm hàng đầu của người nghèo ở các vùng nông thôn. Trong khi đó, các chuyên gia khác lo ngại rằng hầu hết các quốc gia có thu nhập từ mức thấp đến trung bình có thể phải đối mặt với viễn cảnh thiếu lương thực và không đủ nguồn cung cấp y tế trong trung hạn. Trong bối cảnh dịch bệnh, phản ứng đầu tiên của nhiều nước là đóng cửa biên giới và ngăn chặn xuất khẩu cho đến khi họ đảm bảo nhu cầu trong nước trước.
Giám đốc Đối tác và Chính sách Phát triển thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) - bà Elka Pangestu, cảnh báo rằng nếu cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp diễn, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm. Các nước nghèo nhất phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu thực phẩm, sẽ chịu tổn thương nhiều nhất.
Ước tính, các nước đang phát triển trung bình phụ thuộc khoảng 80% vào nguồn thực phẩm nhập khẩu, trong khi đối với các quốc gia dễ bị tổn thương hoặc chìm trong xung đột, tỷ lệ này lên tới hơn 90%. Điều này khiến họ càng dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi chính sách của các quốc gia xuất khẩu./.
Cân bằng giữa các yêu cầu sức khỏe cộng đồng và áp lực duy trì nền kinh tế đang thúc đẩy nhiều quốc gia phải cân nhắc việc từng bước nới lỏng những biện pháp phong tỏa trong khi cố gắng ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
WHO cảnh báo hậu quả của việc sớm dỡ bỏ phong tỏa chống dịch COVID-19
11:54' - 21/04/2020
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21/4 cảnh báo rằng việc dỡ bỏ tình trạng phong toả quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Những lưu ý khi dùng thẻ ATM trong mùa dịch COVID-19
10:54' - 21/04/2020
Máy rút tiền tự động (ATM) là nơi có hàng trăm, hàng nghìn giao dịch tiền mặt diễn ra mỗi ngày. Do vậy, khi giao dịch tại ATM, mọi người cần trang bị đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới sáng 21/4
06:02' - 21/04/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 đến 5h45 sáng 21/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên thế giới gần chạm mốc 2.500.000 ca, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm gần 7%.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 tại châu Âu và nhiều quốc gia ghi nhận diễn biến khả quan
21:03' - 20/04/2020
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu và nhiều quốc gia khác đã có những diễn biến khả quan trong vòng 24 giờ qua.
-
Công nghệ
COVID-19 đẩy nhanh quá trình robot thay thế con người
16:16' - 20/04/2020
Giới phân tích cho rằng sự bùng phát của dịch COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình robot thay thế con người trong nhiều công việc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.