Doanh nghiệp bán lẻ “chuyển mình” đón đầu xu hướng tiêu dùng sau đại dịch

08:53' - 03/03/2022
BNEWS Đón đầu xu hướng tiêu dùng sau đại dịch, các nhà bán lẻ cũng "chuyển mình" để thích ứng, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, dịch COVID-19 là thách thức nhưng cũng tạo cơ hội cho nhiều hình thức tiêu dùng mới phát triển mạnh mẽ. Theo đó, hoạt động thương mại điện tử “lên ngôi”, đồng thời người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích gần nhà.

Đón đầu xu hướng tiêu dùng sau đại dịch, các nhà bán lẻ cũng "chuyển mình" để thích nghi với trạng thái "bình thường mới", mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Đẩy nhanh xu hướng bán lẻ hiện đại

 

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, một tuần chị Tố Chi (trú tại quận Hoàng Mai – Hà Nội) đi chợ một lần thay vì đi hằng ngày như trước đây.

Vừa lựa chọn thực phẩm cho gia đình tại cửa hàng WinMart+ dưới chân chung cư nhà mình, chị Chi chia sẻ: “Ở đây có đầy đủ đồ khô, hàng tươi sống, trái cây, chất lượng đảm bảo mà giá cả cũng hợp lý. Mình chỉ cần đến một nơi là mua đủ tất cả, thay vì qua chợ ghé mỗi sạp hàng mua một thứ như trước đây. Khi nào bận, chỉ cần gọi điện là nhân viên cửa hàng lên đơn và giao hàng rất nhanh.”

Cũng giống như chị Chi, nhiều người đã chuyển sang mua sắm các siêu thị, cửa hàng tiện ích gần nhà thay vì chợ truyền thống. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, bán lẻ hiện đại là xu hướng tất yếu đang được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh dịch COVID-19.

Lĩnh vực này còn rất nhiều dư địa tăng trưởng khi tỷ lệ bao phủ của bán lẻ hiện đại tại Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ. Trong khi, tại Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%,…

Theo ông Mattthieu Francois, Giám đốc Hợp danh Mckinsey & Company Việt Nam, tầng lớp tiêu dùng Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 36 triệu người vào năm 2030, chiếm gần 75% dân số Việt Nam - so với chưa đầy 10% ở năm 2000. Hơn nữa, ngay trong bản thân tầng lớp tiêu dùng, người dân cùng đang trở nên giàu có hơn.

Báo cáo gần đây của McKinsey với tiêu đề “Góc nhìn đa diện về người tiêu dùng Việt” xác định một số thay đổi nhân khẩu học sẽ tái định hình tầng lớp trung lưu, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi mua sắm. Ví dụ, người tiêu dùng Việt đang mua sắm ngày càng nhiều ở các cửa hàng hiện đại (như siêu thị, cửa hàng tiện ích, đại siêu thị) cũng như qua kênh trực tuyến.” 

“Đón sóng” tiêu dùng mới, các nhà bán lẻ cũng nhanh chóng "chuyển mình", thích ứng với sự thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng. Điển hình như chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ với gần 2.800 siêu thị và cửa hàng tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.

Vượt qua nhiều khó khăn do đại dịch gây ra, chuỗi bán lẻ này duy trì được đà tăng trưởng khả quan nhờ đẩy mạnh bán hàng đa kênh, tối ưu hóa mô hình hoạt động, danh mục sản phẩm, triển khai nhiều chương trình khuyến mại nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng…

Nhà bán lẻ "chuyển mình" để thích ứng

Thay đổi dễ nhận thấy nhất nằm ở phân khúc cửa hàng tiện ích. Nếu như “dưới thời” của Vingroup, các cửa hàng WinMart+ chủ yếu bán đồ khô, thì đến nay, Masan đã tối ưu hóa danh mục sản phẩm của chuỗi cửa hàng hàng này, tăng tỉ lệ hàng tươi sống. Chiến lược này giúp khách hàng chỉ cần đến WinMart+ là có thể mua đủ hàng hóa thiết yếu cho gia đình.

Đại diện hệ thống WinMart/ WinMart+ cho biết, hàng Việt Nam đang chiếm trên 90% số lượng, chủng loại hàng hóa tại WinMart/WinMart+, trong đó doanh thu từ các mặt hàng nông sản chiếm trên 30%.

Riêng với nhóm ngành thực phẩm tươi sống kinh doanh trong ngày đạt tỉ lệ 100% là hàng Việt. Các nhà cung cấp uy tín được ưu tiên lựa chọn ngay tại địa phương để đảm bảo hàng hóa tới được tay người tiêu dùng luôn tươi ngon, sạch từ trang trại tới bàn ăn.

Với thế mạnh của tập đoàn Masan, WinMart/WinMart+ đang có mặt hàng chiến lược như: thịt sạch MEATDeli, nông sản WinEco, và hàng loạt các hàng hóa thiết yếu như: Nước mắm, nước tương Chinsu, Mì ăn liền Omachi, gạo Ngọc Nương, trứng gà Olala, các loại trái cây độc quyền thương hiệu Đế Vương.

Đồng thời, các thương hiệu nhãn hàng riêng WinMart Good, WinMart Cook, WinMart Care, WinMart Home...

Hiện nay, khách hàng của WinMart/WinMart+ có thể đặt hàng online qua các siêu app mua sắm, website winmart.com, sàn thương mại điện tử Lazada và qua số điện thoại của các siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Với thời gian giao hàng siêu tốc chỉ trong 3 giờ đồng hồ, các giải pháp này vừa giúp khách hàng mua sắm tiện lợi, vừa hạn chế được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Bên cạnh tối ưu mô hình và danh mục sản phẩm, đẩy mạnh bán hàng online, Masan cũng bước đầu chuyển đổi WinMart+ theo mô hình mini-mall, điểm đến cho mọi nhu cầu.

Tại các cửa hàng mini-mall, khách hàng có thể mua nhu yếu phẩm tại WinMart+, giao dịch tài chính tại Techcombank, sử dụng các dịch vụ số của Reddi, thưởng thức trà và cà phê tại kiosk Phúc Long.

Theo Masan, mô hình này bước đầu đã chứng minh hiệu quả vượt trội cả về lưu lượng khách hàng và doanh thu. Điều này không chỉ mang lại doanh thu và lợi nhuận cho nhà bán lẻ, lợi ích cho khách hàng mà còn dẫn dắt xu hướng bán lẻ hiện tại theo hướng tích cực./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục