Doanh nghiệp Bỉ tìm hiểu về logistics và chuỗi cung ứng ở Việt Nam
Hội thảo thu hút đông đảo sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam và Bỉ.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, mục đích của hội thảo là cung cấp cho người tham gia những hiểu biết và thông tin có giá trị về thực trạng ngành logistics Việt Nam, thông qua chuyên môn của công ty Ahlers Logistics. Hội thảo cũng tập trung vào các biện pháp đưa những thách thức trong ngành đóng vai trò như chất xúc tác cho sự đổi mới, biến chúng thành cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Roger Chantillon, Giám đốc điều hành (CEO) Ahlers Logistics cho biết công ty này đã khai trương văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/5 vừa qua. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi rất vui mừng khi hiện diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, một phần trong chiến lược tăng trưởng liên tục của chúng tôi ở Đông Nam Á. Văn phòng mới khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc cung cấp các giải pháp logistics phù hợp và chất lượng cao cho khách hàng trong khu vực. Với chuyên môn về các thị trường phức tạp, chúng tôi có vị thế tốt để hỗ trợ các ngành công nghiệp đang phát triển ở Việt Nam".
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Tom Van Weereld, Giám đốc chiến lược của Ahlers Logistics nhận định chuỗi cung ứng hiện nay đang dịch chuyển về Việt Nam vì đây là một thị trường rất năng động với nhiều xu hướng vĩ mô hấp dẫn. Đó là lý do công ty vừa khai trương văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và mở rộng hoạt động.
Trong hơn 110 năm qua, Ahlers đã giúp đỡ khách hàng trên toàn thế giới. Hoạt động tại 3 khu vực chính gồm châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và châu Á, Ahlers cung cấp các giải pháp hậu cần hiện đại và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ cụ thể bao gồm giải pháp chuỗi cung ứng, kho bãi, hậu cần dự án và máy móc, vận chuyển an toàn hàng hóa có giá trị cao, tạo thuận lợi thương mại và dịch vụ hậu mãi, cũng như phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng.
Sự nổi lên của Việt Nam như một trung tâm sản xuất mới và lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển đã góp phần đáng kể nhấn mạnh tầm quan trọng của dịch vụ logistics trong nền kinh tế. Ngành logistics Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất, chiếm khoảng 4,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt tốc độ GDP chung của đất nước trong những năm tới.
Mặc dù còn nhiều thách thức, Việt Nam được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển ngành logistics, trong đó có vị trí chiến lược, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chính sách ưu đãi của chính phủ và lực lượng lao động dồi dào. Nhờ vậy, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp hạng trong top 30 về Chỉ số hiệu quả logistics.
Hội thảo đã cung cấp cho người tham gia những kiến thức và thông tin hữu ích về ngành logistics Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển mới giữa các doanh nghiệp logistics của Bỉ và Việt Nam.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh: Tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp
07:45' - 24/05/2024
Với rất nhiều sáng kiến, vấn đề lựa chọn logistics xanh cần phải vượt qua được rào cản cuối cùng đó chính là cam kết mạnh mẽ trong thực thi để hướng tới sự phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Chuyển đổi số phát triển thương mại điện tử và logistics
14:21' - 16/05/2024
Giới chuyên gia cho rằng, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt trong chuyển đổi số để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp xanh hóa cho logistics
17:47' - 14/05/2024
Ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ