Doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ gạo gặp khó vì giá gạo
Tuy giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, chi phí sản xuất đội lên nhưng doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán sản phẩm. Nhiều sản phẩm từ gạo phải bán với giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất.
Từ lâu, thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã được nhiều người biết đến với hủ tiếu và biệt danh làng bột Sa Đéc. Hiện nay, nơi đây còn tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bột và những sản phẩm từ gạo.
Thành lập từ năm 2016, Cơ sở thực phẩm Phú Khang 2 (thành phố Sa Đéc) chuyên sản xuất những sản phẩm từ gạo như bánh hỏi, hủ tiếu, mì quảng, bánh đa cua, bún… với sản lượng gần 90 tấn/tháng, phân phối cho các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh để xuất khẩu sang Pháp, Mỹ, Nhật… Từ đầu năm 2023 đến nay, nhất là khoảng 1 tháng gần đây, tình hình sản xuất, kinh doanh của cơ sở gặp khó khăn vì giá gạo biến động theo hướng tăng liên tục.
Bà Mật Bích Khuầy, Chủ cơ sở thực phẩm Phú Khang 2 cho biết, cơ sở có nhiều đơn hàng đã ký hợp đồng từ đầu năm, sản xuất và cung cấp đều đặn cho đối tác đến tháng 12/2023.
Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu tăng liên tục, đầu tháng 8/2023, cơ sở mua gạo IR504 giá 13.600 đồng/kg, hiện tại đã lên gần 15.000 đồng/kg.
Giá gạo tăng kéo theo giá thành sản xuất, chi phí đầu vào cũng tăng nhưng giá bán sản phẩm đã ký kết hợp đồng từ trước với đối tác thì không thay đổi, cơ sở vẫn phải duy trì hoạt động để giữ khách hàng.
Theo bà Mật Bích Khuầy, những sản phẩm của cơ sở sử dụng trên 90% nguyên liệu là gạo. Để ứng phó với việc giá gạo tăng, trước mắt, cơ sở phải tự xoay xở nhiều giải pháp nhằm giảm tối đa chi phí đầu vào.
Đối với trường hợp khách lẻ, cơ sở thỏa thuận tăng giá bán sản phẩm lên vài phần trăm nhưng phải có độ trễ nhất định, không thể tăng đột ngột theo giá gạo.
Giá gạo tăng, cơ sở nhỏ không đủ nguồn chi phí, phải tiết kiệm tối đa các khoản; đầu thêm tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
Đối với Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi (thành phố Sa Đéc) - một công ty chuyên sản xuất bột, các sản phẩm từ gạo có quy mô lớn và nổi tiếng ở Đồng Tháp cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi “cơn sóng” tăng giá gạo. Công ty sản xuất 4 nhóm sản phẩm chính, gồm: bột; bánh phồng tôm; bánh tráng các loại; phở, hủ tiếu, bún, miếng, bánh hỏi. Trung bình sản lượng sản xuất mỗi ngày của công ty là 10 tấn bột và 20 tấn các sản phẩm sau gạo. Sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, với giá trị từ 15 - 20 triệu USD/năm, đạt tỷ trọng 75% tổng doanh số bán hàng.
Ông Phạm Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi cho hay, gần đây, giá gạo nguyên liệu tăng đột ngột, gây khó khăn cho công ty trong việc sản xuất, kinh doanh.
Đầu tháng 8/2023, công ty thương lượng thu mua 100 tấn gạo IR504 giá 12.000 đồng/kg, trong khi còn chưa kịp “chốt” mua thì hôm sau giá đã tăng lên 13.700 đồng/kg, đến ngày tiếp theo, công ty quyết định mua thì đã là 14.800 đồng/kg, nhưng đối tác cũng đã thông báo hết hàng; còn gạo Hàm Châu cũng tăng giá từ 13.000 đồng/kg lên 16.200 đồng/kg.
Theo ông Phạm Thanh Bình, từ đầu tháng 8/2023 đến nay, trung bình giá gạo nguyên liệu tăng từ 3.000 - 3.500 đồng/kg (tùy loại gạo) so với trước đây. Không chỉ có gạo mà nhiều loại nguyên liệu khác mà công ty nhập khẩu từ nước ngoài về (bột khoai tây, bột đậu Hà Lan…) cũng tăng giá gần 100%.
Đối với những đơn hàng đã ký hợp đồng với đối tác từ trước có mức giá cố định thì công ty phải “chịu trận” bán không có lãi. Còn những đơn hàng sắp tới, công ty đã thông báo giá bán sản phẩm sẽ tăng từ 5 - 11%. Tuy nhiên, việc tăng giá phải chậm, không thể tăng theo giá gạo. Cùng với đó, từ đầu năm 2023 nay, tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty chậm hơn từ 25 - 30% so với năm 2022.
Đồng Tháp là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất và sản lượng lúa, gạo lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích sản xuất lúa mỗi năm của tỉnh Đồng Tháp dao động khoảng 480.000 - 500.000 ha, sản lượng ước tính trên 3,3 triệu tấn.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi khi đơn hàng xuất khẩu lẫn giá bán sang nhiều thị trường tăng mạnh, lượng gạo xuất khẩu của Đồng Tháp ước đạt 262.920 tấn, kim ngạch ước đạt 152,15 triệu USD. Năm 2023, Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu 338.000 tấn gạo, thu về kim ngạch 232 triệu USD.
Gần đây, với sự biến động mạnh của thị trường thế giới, giá lúa, gạo trong nước cũng như ở Đồng Tháp liên tục tăng. Trước tình hình này, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp triển khai bình ổn thị trường lúa, gạo.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng lúa, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 với giá bình ổn.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh duy trì lượng lúa, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết; thực hiện việc thu mua, giao hàng theo tiến độ hợp lý và cân đối lượng xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá lúa, gạo trong nước tăng bất hợp lý./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá gạo Thái Lan, Việt Nam tăng mạnh sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ
18:45' - 12/08/2023
Giá gạo của Việt Nam và Thái Lan hiện đã tăng gần 20% giá trị kể từ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati trong tháng 7/2023.
-
Hàng hoá
Nguồn cung lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu
15:30' - 11/08/2023
Căn cứ vào nhu cầu sản lượng thóc dành cho bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu tiêu dùng khác dự tính nhu cầu tiêu dùng trong nước năm 2023 khoảng 29,5 triệu tấn thóc có hệ số an toàn rất cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25' - 26/11/2024
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16' - 26/11/2024
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04' - 26/11/2024
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55' - 26/11/2024
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.