Doanh nghiệp dệt may linh hoạt ứng phó dịch COVID-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp dệt may đang đối diện nhiều khó khăn khiến sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động bị ảnh hưởng. Nói về giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn ở thời điểm này, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho hay, ưu tiên số một vẫn là giữ chân người lao động và bảo toàn lực lượng cho dù khó khăn.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, với hơn 120 nghìn nhân sự, quỹ chi lương khổng lồ mỗi tháng đang đứng trước những rủi ro lớn khi nhiều khách hàng đã hủy, tạm hoãn đơn hàng từ nửa cuối tháng 3/2020. Tập đoàn này dự báo, nếu dịch không sớm kiểm soát, chắc chắn các doanh nghiệp với trên 90% sản lượng cho xuất khẩu của Vinatex sẽ không khỏi ảnh hưởng. Trước mắt, hầu hết các doanh nghiệp sẽ thiếu từ 30-50% việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Do lượng nhân sự đông đảo, chỉ cần 3 tháng không có việc làm, mà vẫn duy trì trả lương cho toàn bộ lực lượng lao động, thì các doanh nghiệp dệt may sẽ cạn vốn. Làm thế nào để doanh nghiệp không phá sản, người lao động không mất việc làm? Đó là một thách thức chưa có tiền lệ đặt ra cho Vinatex lúc này. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhấn mạnh, với mục tiêu “Người lao động là trung tâm của sự phát triển doanh nghiệp” và truyền thống văn hóa qua hơn một thế kỷ “Đoàn kết là sức mạnh”, Vinatex và các doanh nghiệp thành viên cùng đội ngũ người lao động sẽ đồng sức, đồng lòng vượt qua "cơn bão". Theo Tổng giám đốc Vinatex, Tập đoàn đang tìm các giải pháp tích cực để hạn chế tối đa việc phải giảm bớt lao động ở các đơn vị. Tiếp đó là đảm bảo việc làm cho người lao động, không ai bị mất việc làm, trong khi không để doanh nghiệp bị phá sản. Tập đoàn sẽ đi theo các phương án: không tăng giờ làm; nghỉ 2 ngày/tuần và nếu khó khăn nữa thì có thể phải giảm cả số ngày làm việc của công nhân với mục tiêu duy trì số lượng người lao động. Vinatex cam kết giữ việc làm và trả lương duy trì đời sống cho người lao động, bằng cách tận dụng các gói hỗ trợ từ Chính phủ, các nguồn vay ngân hàng, tìm kiếm những hợp đồng mới bù đắp lượng việc làm thiếu hụt do nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn. Đồng thời, Tập đoàn tổ chức lại sản xuất tận dụng thời gian để sáng tạo, tái cấu trúc, tiết kiệm chi phí, thay đổi phương thức làm việc hiệu quả hơn. Ông Lê Tiến Trường cho biết thêm, trước những khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để tránh bị phá sản.Trong 2 tháng qua, doanh nghiệp đã sản xuất những mặt hàng chưa bao giờ làm như khẩu trang phòng dịch, tiến tới là khẩu trang y tế, quần áo phòng dịch, quần áo dành cho bệnh viện và y bác sĩ. Những sản phẩm mới này vừa kịp thời phục vụ xã hội nhưng cũng là một phần nhỏ bù đắp thiếu hụt đơn hàng trong thời gian này.
Nhiều doanh nghiệp đã thử nghiệm làm việc từ xa - việc tưởng chừng không thể thực hiện với ngành “con mọn” như ngành dệt may, từ đó mở ra khả năng mới cho mô hình hoạt động linh hoạt, chi phí thấp của bộ phận dịch vụ, chăm sóc khách hàng.Hiện có một số doanh nghiệp chọn phương án sa thải nhân viên, nhưng số khác vẫn đảm bảo công nhân có việc làm nhưng giảm giờ làm của từng cá nhân. Có doanh nghiệp vận động người có điều kiện tốt hơn nghỉ không lương nhường công việc cho đồng nghiệp.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp làm gương, quyết định tất cả lãnh đạo cấp cao nhất sẽ giảm 30% thu nhập. Sau đó đến đội ngũ quản lý cấp trung, tiếp theo đến nhân viên. Phương án cuối cùng mới thực hiện sa thải nhân viên.
"Khủng hoảng chính là lúc doanh nghiệp nhìn lại và củng cố triết lý kinh doanh của mình. Trong lúc này, đội ngũ người lao động dệt may cũng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thể hiện sự gắn kết bằng san sẻ việc làm, cho dù việc ít, lương giảm, nhưng vẫn làm việc với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt nhất và tin tưởng vào sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp khi “cơn bão” qua đi". - ông Trường nói. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng công ty may Hưng Yên cho biết, do dịch bệnh COVID-19, gần 30% đơn hàng của may Hưng Yên đã bị phía đối tác huỷ hoặc giãn thời hạn giao hàng. Khó khăn là vậy, theo ông Nguyễn Xuân Dương, công ty vẫn cố gắng duy trì để không công nhân nào mất việc làm. Giải pháp tạm thời là giảm giờ làm cho công nhân vào ngày nghỉ; đồng thời, sắp xếp cho công nhân làm luân phiên, chuyển một số dây chuyền sang may khẩu trang kháng khuẩn. Công ty đã sắp xếp lại dây chuyền may, đào tạo công nhân về kỹ thuật, cũng như chuyển giao thiết kế tới phân xưởng trong Tổng Công ty để chuyển sang may khẩu trang. Nói về giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn ở thời điểm này, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 mong muốn, Chính phủ, ngoài chính sách giảm lãi, giảm thuế, giãn nợ thì hỗ trợ tiền lương cho người lao động ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động như doanh nghiệp dệt may da giầy. Từ đầu năm, khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực do nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập từ thị trường này. Khi Trung Quốc công bố kiểm soát được dịch bệnh, nguyên phụ liệu nhập về thuận tiện, hoạt động sản xuất trở lại bình thường thì liên tiếp các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italy, Mỹ và châu Âu lần lượt bùng phát dịch đã khiến các đơn hàng đến thị trường này gặp rào cản lớn. Biến động này tiếp tục gây bất lợi tới ngành dệt may Việt Nam. Mỹ và châu Âu là 2 thị trường nhập khẩu hàng dệt may, giày dép lớn nhất của Việt Nam. Số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, 2 thị trường này chiếm 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, tương ứng giá trị 19,2 tỷ USD năm 2019. Dịch lan rộng, Mỹ và châu Âu phải gồng mình đối phó khiến nhu cầu giảm sút, nhiều đơn hàng dệt may theo đó bị hủy. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho rằng đây là phản ứng của các nhà nhập khẩu do hiện tượng tại Mỹ và châu Âu đang hạn chế đi lại, tiếp xúc, các trung tâm thương mại giảm thời gian hoạt động thậm chí đóng cửa, kênh phân phối bị thắt chặt và khả năng nhu cầu tiêu dùng của các thị trường này đều thấp đi./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Ngành dệt may với nhiều giải pháp ứng phó
19:42' - 25/03/2020
Ngày 25/3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cuộc họp trực tuyến với 22 đơn vị thành viên và cơ quan điều hành Tập đoàn để đề ra giải pháp ứng phó với dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Doanh nghiệp dệt may tìm cách giữ chân người lao động
11:23' - 21/03/2020
Đầu năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc đã khiến ngành dệt may Việt Nam rơi vào khó khăn do thiếu hụt nguyên phụ liệu sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tương lai bất định của TikTok tại Mỹ
13:52' - 05/04/2025
Theo truyền thông Mỹ, một thỏa thuận đã được hoàn thiện sơ bộ vào ngày 2/4, theo đó TikTok Mỹ sẽ được tách riêng thành một công ty mới có trụ sở tại Mỹ.
-
Chuyển động DN
Chủ tịch tập đoàn năng lượng BP thông báo kế hoạch từ chức
17:41' - 04/04/2025
Ông Lund đã làm việc với 3 Giám đốc điều hành tại BP, trong đó có việc dẫn dắt tập đoàn vượt qua giai đoạn đại dịch COVID-19 đầy biến động, khi nhu cầu năng lượng sụt giảm nghiêm trọng.
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines giảm 20% giá vé tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh
17:12' - 04/04/2025
Với chủ đề “Hành trình đa sắc, bay trọn khoảnh khắc”, Vietravel Airlines mang đến Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2025 nhiều sản phẩm đường bay phục vụ du lịch dịp Hè với giá ưu đãi lên tới 20%.
-
Chuyển động DN
Sẽ hoàn thành lắp đặt tổ hợp Rotor tổ máy 1 Dự án Hòa Bình mở rộng trong tháng 6/2025
13:43' - 04/04/2025
Để đạt mục tiêu tiến độ phát điện tổ máy 1 trong tháng 9/2025, các nhà thầu phải tăng cường phối hợp, có phương án thi công chặt chẽ, rõ ràng từng hạng mục công việc.
-
Chuyển động DN
PC Hà Giang tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2025
13:40' - 04/04/2025
Công ty Điện lực Hà Giang cam kết sẽ tiếp tục duy trì kênh thông tin trực tiếp với khách hàng lớn nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp triển khai các giải pháp cung ứng điện nhanh chóng, hiệu quả.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận của ExxonMobil dự kiến tăng 900 triệu USD
11:56' - 04/04/2025
Với giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng cùng với lợi nhuận lọc dầu mạnh mẽ, lợi nhuận quý I/2025 ExxonMobil dự kiến tăng khoảng 900 triệu USD.
-
Chuyển động DN
TKV dự kiến sẽ cung ứng hơn 23 triệu tấn than cho điện trong 6 tháng đầu năm
11:36' - 04/04/2025
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Dự kiến, trong 6 tháng đầu năm TKV sẽ tiêu thụ 28,5 triệu tấn; trong đó, cung ứng cho các hộ điện đạt 23,23 triệu tấn.
-
Chuyển động DN
Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam
11:09' - 04/04/2025
Công ty truyền tải điện 4 - PTC4 (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia-EVNNPT) đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
-
Chuyển động DN
Hưng Yên: Xây dựng “kịch bản” đảm bảo điện phục vụ tăng trưởng 2 con số
19:05' - 03/04/2025
Ông Trương Công Diệm, Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên (PCHY) chia sẻ, nguồn cung cấp điện cho Hưng Yên chưa thật dồi dào nên việc căn chỉnh điều hòa nguồn điện rất quan trọng.