Doanh nghiệp gỗ đã kín đơn hàng đến hết quý III/2022
Qua nửa năm cả nước bước vào giai đoạn thích ứng với trạng thái bình thường mới sau khi ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã nhanh chóng trở lại khôi phục sản xuất, đẩy nhanh tiến độ để kịp thời đáp ứng các đơn hàng tồn đọng do dịch COVID-19.
Nhờ đó, ngành gỗ đã có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Không chỉ kín đơn hàng đến hết quý III/2022, một số doanh nghiệp gỗ cũng đã chốt xong đơn hàng hết năm 2022.
* Các thị trường đều hồi phục Theo đánh giá của các chuyên gia, nhờ nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp, ngành chế biến gỗ đã trở lại sản xuất thuận lợi, điều này giúp cho trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ nội thất đạt 3,94 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ 2021.Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.Hồ Chí Minh, nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… mà ngành chế biến gỗ Việt Nam đã thuận lợi đưa đơn hàng ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác.
Cụ thể, mặt hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào các thị trường CPTPP đều tăng mạnh, dẫn đầu là nội thất phòng khách, phòng ăn, tiếp theo là nội thất phòng ngủ. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khối thị trường này còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, vì trong hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gia tăng công suất để kịp tiến độ các đơn hàng đã ký đến hết quý II/2022. Về CPTPP, rõ ràng ngoài Mỹ, Canada và Australia cũng là những thị trường tốt cho Việt Nam. Nó đã được chứng minh qua sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2022; trong đó còn có cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy rằng ngành gỗ trước đó đã được hưởng thuế thấp, nhưng nhờ có thêm Hiệp định CPTPP thì những ưu đãi sẽ duy trì tiếp tục. Cùng với việc chủ động thích ứng linh hoạt, các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh chế biến giúp tăng giá trị gia tăng của ngành hàng, đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi theo hướng vi mô hơn, chất lượng hơn - ông Phương nhấn mạnh. Trong tháng 3, mức tăng trưởng của ngành gỗ có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn là con số cao so với thời điểm 2021. Nếu giữ được bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD/tháng thì kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỷ USD cuối năm 2022 hoàn toàn khả thi. Bà Dương Thị Minh Tuệ, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần gỗ Minh Dương (Bình Dương) cho biết, đơn hàng đi Mỹ, châu Âu của công ty đã kín đến hết quý III/2022 và vẫn đang tiếp nhận đơn hàng cho quý IV/2022. Mặc dù ngành gỗ đang trên đà thuận lợi về đơn hàng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đang phải đau đầu vì nhiều chi phí phát sinh kể từ thời điểm cả nước gỡ bỏ phong tỏa cho đến nay. Điển hình như chi phí xăng dầu, nhiên liệu tăng cao làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, chi phí phụ trợ cũng tăng theo. Đồng thời, chi phí logistics đang tăng chóng mặt nên giá thành sản phẩm rất cao. Nhiều đơn hàng chốt trước biến động giá nguyên liệu nên doanh nghiệp bị "ăn" vào lợi nhuận. Một container đi châu Âu hiện dao động 6.000-8.000 USD, đi Mỹ khoảng từ 10.000-12.000 USD. Nhưng có những đơn hàng, nhà mua hàng phải tốn đến 25.000 USD để vận chuyển một container từ cảng Cát Lái đến bờ Đông của Mỹ. Theo bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade), Bộ Công Thương, để tạo thêm động lực tăng trưởng cho ngành, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các tổ chức, hiệp hội… triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, mang đến cơ hội tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn cung lẫn dịch vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. * Nhiều giải pháp phát triển Trước những biến động về giá đầu vào của ngành gỗ, để tăng khả năng cạnh tranh của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam, giữa tháng 3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030. Theo đó, đề án đặt mục tiêu chung đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Việt Nam cũng phấn đấu để có thể nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025; trong đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD. Ngành gỗ xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2030; trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD. Riêng giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030. Không những vậy, cả nước phấn đấu có trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Tiến sỹ, Trần Đình Thiên - Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận xét, công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện còn ít, thiết kế mẫu mã còn yếu, các chính sách khuyến khích chưa đủ mạnh để doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển. Thời gian tới, ngành gỗ cần được quan tâm hơn nữa từ phía Chính phủ nhằm tạo sức đẩy để phát triển mạnh hơn. Hiện trình độ công nhân ngành gỗ còn thấp, hệ thống công nghiệp hỗ trợ vẫn yếu. Do đó, cần có hệ thống chính sách hỗ trợ, cơ chế khuyến khích để ngành gỗ phát triển, đi vào quỹ đạo, hiện đại và phù hợp hơn trong tình hình mới. Để tạo điều kiện cho ngành chế biến gỗ thực hiện các chiến lược phát triển, ngay trong đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 nêu rõ, Chính phủ chủ trương phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, chế biến các nhóm sản phẩm chính như: sản phẩm đồ gỗ nội thất (sản phẩm bàn ghế, giường tủ, tủ bếp, bàn trang điểm, giá kệ sách; các loại ván sàn); sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (ghế xích đu, cầu trượt, bàn ghế, ghế băng; dù che nắng); sản phẩm gỗ ván nhân tạo (ván ghép thanh; ván dán, ván dăm; ván MDF); sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác làm tăng tính thẩm mỹ, độ bền chắc, tiết kiệm gỗ (song mây, tre, trúc; nhựa, kim loại, vải, da); sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ (bàn ghế, giường tủ; sản phẩm sơn mài, tranh gỗ, các loại tượng bằng gỗ; sản phẩm lưu niệm, mỹ nghệ trang trí kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu khác); nhóm sản phẩm viên nén gỗ, dăm gỗ,… Thông qua những ưu tiên này, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ được tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho ngành gỗ Việt Nam
20:31' - 25/03/2022
Ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm trở lại đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát hiện vụ đốn cây, đốt gỗ trái phép trong rừng phòng hộ để lấn chiếm đất ở Đà Lạt
12:08' - 20/03/2022
Một vụ cưa hạ, đốt cháy gỗ thông nhằm mục đích lấn chiếm đất rừng vừa diễn ra tại khoảng 5, tiểu khu 158D thuộc địa chính hành chính xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025
07:32' - 11/03/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gỗ ứng phó với những tác động từ căng thẳng Nga – Ukraine
15:58' - 09/03/2022
Dù tỷ trọng gỗ nhập khẩu từ Nga về Việt Nam không cao nhưng đều là các sản phẩm đặc thù như bạch dương, sồi Nga phục vụ sản xuất các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49' - 12/07/2025
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Chuyển động DN
Ethiopian Airlines ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp và mở đường bay đến Việt Nam
20:31' - 11/07/2025
Ethiopian Airlines đã chính thức bổ nhiệm công ty Deks Air Vietnam làm Tổng đại lý bán vé và dịch vụ (GSSA) của mình.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tổng công ty ACV đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại
20:18' - 11/07/2025
Một điểm đột phá quan trọng của ACV được Phó Thủ tướng chỉ rõ là phải đổi mới toàn diện mô hình quản trị theo hướng hiện đại, dựa trên các chỉ số tài sản, vốn và hiệu quả kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng
16:12' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng.
-
Chuyển động DN
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD tại Tây Ninh
16:11' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh).
-
Chuyển động DN
Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
14:54' - 10/07/2025
Lần đầu tiên Vinaconex lọt Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến trong hành trình vươn tầm và hội nhập trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.
-
Chuyển động DN
Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank
07:30' - 10/07/2025
Nắm giữ 52% cổ phần tại ABIC , hợp tác phát triển với ABIC được xác định là một trong ba trụ cột chiến lược trong hành trình xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện của Agribank.
-
Chuyển động DN
VIMC đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, logistics và phát triển đội tàu
17:44' - 09/07/2025
Ngày 9/7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025.