Doanh nghiệp mở rộng thị phần tiêu dùng xanh
Đặc biệt, khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng xanh ngày càng tăng thì người dân chú trọng hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường hơn, nhất là sau hậu COVID-19 như hiện nay.
Làn sóng ưu tiên sản phẩm xanh
Trao đổi với phóng viên TTXVN, anh Việt Tiến, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh cho hay, được biết tại hệ thống bán lẻ của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đang diễn ra Tháng tiêu dùng xanh 2022, nên gia đình ưu tiên mua sắm tại đây trong thời gian này. Việc tiêu dùng xanh không chỉ thể hiện ý thức của người dân trong mua sắm, sinh hoạt hàng ngày, mà còn được hưởng lợi từ đa dạng chương trình khuyến mãi, giảm giá của nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh. Dẫn chứng cụ thể, anh Việt Tiến chỉ ra rằng, Tháng tiêu dùng Xanh 2022 của Saigon Co.op có nhiều hoạt động mang tính tương tác cao, thiết thực khuyến khích khách hàng chọn mua sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng... Trong đó, Saigon Co.op tổ chức luân phiên có thể kể đến hoạt động giảm giá lên đến 50% cho hơn 10.000 sản phẩm thân thiện môi trường; mua nhiều ưu đã lớn và siêu ưu đãi... Cùng quan điểm, chị Thủy Tiên cụ ngụ tại quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm gần đây, khi mua sắm sản phẩm điện máy - điện tử, gia đình luôn cân nhắc lựa chọn sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Do đó, hầu hết đồ dùng thiết yếu như máy lạnh, nồi cơm điện, máy rửa chén... của gia đình đều là sản phẩm Inverter (công nghệ có thể kiểm soát công suất của thiết bị nhằm tránh hao phí năng lượng không đáng có, từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 20%- 40% so với các dòng sản phẩm thông thường). Đồng hành cùng nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh, từ giữa tháng 6/2022 đến nay, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với một số đơn vị tổ chức Chiến dịch tiêu dùng xanh năm 2022 với chủ đề "Gia đình xanh cùng hành động" tại Tp. Hồ Chí Minh. Chiến dịch này, không nằm ngoài mục tiêu vận động cộng đồng ưu tiên tiêu dùng xanh, tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn chất lượng cuộc sống cộng đồng... Nét nổi bật của chiến dịch năm nay tạo được sức hút với người tiêu dùng, là có hơn 100 siêu thị và 500 cửa hàng trên cả nước; hàng ngàn doanh nghiệp sẽ trực tiếp tham gia trưng bày sản phẩm xanh, giải pháp sản xuất xanh. Bên cạnh đó, với nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng xanh cùng sự nỗ lực của cộng đồng tình nguyện viên trên cả nước trong việc hỗ trợ người dân tăng cường nhận diện sản phẩm xanh, thì ưu tiên tiêu dùng sản phẩm xanh sẽ lan tỏa rộng trên thị trường. Trong khuôn khổ chiến dịch còn có những hoạt động đáng chú ý như đố vui xanh có thưởng sản phẩm xanh; đổi pin cũ nhận quà xanh; phát hành cẩm nang xanh với hình thức trực tuyến nhằm đa dạng kênh tương tác... Đây cũng là cơ sở nền tảng để cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng sản phẩm xanh sẽ được hình thành và phát triển mạnh trong tương lai. Mặt khác, khi người tiêu dùng đặt niềm tin vào nhóm sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn chất lượng... thì đây sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh giúp đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh thị phần tốt hơn. Ngoài ra, phát triển thương hiệu gắn với yếu tố xanh như: sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện... để đưa ra sản phẩm sạch, bảo đảm môi trường không còn là yếu tố cộng thêm mà đang có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.Sản xuất bền vững hút đầu tư
Theo TS. Hồ Thanh Thủy, Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững; trong đó, tiêu dùng xanh được chú trọng nhiều hơn. Người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm hơn đến vấn đề xanh và sạch; đồng thời, sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho thương hiệu có cam kết xanh và sạch.
Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này nhằm đẩy mạnh thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin vào nhãn hàng; trong đó, đơn vị sản xuất kinh doanh có thể thông qua cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường, đặt vấn đề sức khỏe người tiêu dùng vào trọng tâm phát triển sản phẩm, gắn phát triển sản phẩm với cam kết bền vững... Ghi nhận thực tế trên thị trường cũng cho thấy, xu hướng người dùng tiêu dùng chi tiêu nhiều tiền hơn cho sản phẩm xanh cũng tạo ra cơ hội lớn cho cộng đồng startup xây dựng mô hình kinh doanh bền vững có điều kiện thuận lợi nhận được đầu tư và thu lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh xanh. Mô hình kinh doanh bền vững bắt nguồn từ ý tưởng tạo ra sản phẩm xanh giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen cũng có tiềm năng phát triển thị trường lớn hơn những năm gần đây. Hiện tại, thị trường xuất hiện phong phú sản phẩm được chế tạo từ 100% nguyên liệu tự nhiên như cỏ, dừa, gạo, bã mía, cà phê... thay thế những sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Hay có thể kể đến sản phẩm ống hút từ rau củ quả, bột sinh tố... không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn mang lại cuộc sống tốt hơn cho bà con nông dân và nâng cao giá trị nông sản Việt. Diễn biến thị trường tiêu dùng hàng hóa thiết yếu chịu tác động của dịch COVID-19 đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng nâng cao ý thức về sức khỏe, môi trường và các vấn đề xã hội hơn. Một số nhóm khách hàng, nhất là giới trẻ đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm, dịch vụ như ngoài chất lượng, giá cả... thì uy tín thương hiệu, trách nhiệm xã hội... cũng là những yếu tố đẫn dến quyết định mua sắm, tiêu dùng của họ. Bà Trần Hoài Phương, Phó Chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners chia sẻ, xu hướng đầu tư của quỹ mạo hiểm đang thay đổi khi tập trung vào một số ngành mang đến giá trị cho môi trường như là Agritech (công nghệ trong nông nghiệp). Ưu tiên đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh bền vững, tạo ra tác động tích cực đến xã hội cũng là tiêu chí đầu tư của không ít quỹ trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Bởi cùng với lợi nhuận, một mô hình kinh doanh cần phải phát triển bền vững, giải quyết được các thách thức của xã hộivà mang lại giá trị thiết thực cho người dân toàn cầu. Đây còn là một trong những yếu tố tiên quyết tạo "lực đẩy" để đơn vị sản xuất kinh doanh, startup nâng cao khả năng nhận đầu tư, phát triển ý tưởng và đưa sản phẩm ra thị trường. Hơn thế nữa, nếu giải giải quyết được bài toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể xâm nhập và hưởng mức thuế suất ưu đãi khi thâm nhập vào thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...; trong đó, có thể kể đến những tiêu chí như đạt chuẩn chất lượng, xử lý chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải... Xu hướng tiêu dùng xanh diễn ra trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam và đây được xem là một tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Trong bối cảnh hậu dịch COVID-19, sự thay đổi thói quen tiêu dùng chuyển sang xu hướng xanh được dự báo vừa là cơ hội, vừa là thách thức đơn vị sản xuất kinh doanh, startup trong cung ứng hàng hóa, minh bạch thông tin sản phẩm... để thu hút người tiêu dùng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xu hướng phát triển mô hình khu công nghiệp xanh đang rõ nét
14:42' - 26/06/2022
Hiện nay, xu hướng phát triển bền vững hay công nghiệp xanh đang ngày càng trở nên rõ nét.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17'
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.