Doanh nghiệp Mỹ lo lắng về tương lai tại nước Anh
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU) đã khiến không chỉ các chính trị gia hay chuyên gia kinh tế bị sốc, mà còn gây ra tâm lý lo ngại trong giới doanh nghiệp lớn của Mỹ đang hoạt động ở “xứ sở sương mù”.
Những tên tuổi lớn trong giới doanh nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ chuỗi cửa hàng quần áo cho đến nhà sản xuất ô tô, từ lâu đã đổ xô đến nước Anh do bị thu hút bởi những lợi thế về thuế, một ngôn ngữ chung cũng như khả năng tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu (EU) và hàng trăm triệu người tiêu dùng tại đây.
Do đó, cũng là điều dễ hiểu khi những công ty này đã lên tiếng ủng hộ Vương quốc Anh ở lại EU trước thềm cuộc trưng cầu dân ý lịch sử hôm 23/6.
Trước Brexit (việc Anh rời EU) thì Vương quốc Anh là “bến đỗ” chính của hàng hóa Mỹ trong EU, với kim ngạch xuất khẩu lên đến 56.100 tỷ USD trong năm 2015.
Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ, nhất là các ngân hàng, cũng hiện diện mạnh mẽ tại đảo quốc này.
Chỉ tính riêng tại thủ đô London, những “ông lớn” Phố Wall đã cung cấp việc làm cho hàng chục ngàn lao động Anh.
Thomas J. Donohue, người đứng đầu Phòng Thương mại Mỹ, cho hay nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào nước Anh có giá trị lên đến 500 tỷ USD, rất nhiều trong số đó không chỉ nhắm vào thị trường của nước này mà còn cả châu Âu.
Giờ đây, câu hỏi được đặt ra là các doanh nghiệp Mỹ sẽ đối mặt thế nào với sự thật là người Anh đã lựa chọn rời khỏi “mái nhà chung” châu Âu và liệu họ có rút vốn ra khỏi thị trường Anh hay không.
Nhiều doanh nghiệp lớn cho hay họ muốn chờ xem London sẽ thiết lập mối quan hệ thế nào với các đối tác EU “hậu” Brexit, trong đó nhiều ý kiến hy vọng rằng với vị thế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của châu Âu, Chính phủ nước Anh sẽ có thể giành quyền tiếp cận vào thị trường chung châu Âu.
Klaus-Peter Martin, người phát ngôn của hãng sản xuất ô tô General Motors lớn nhất nước Mỹ, nhận định những quy định liên quan đến dòng chảy xuyên biên giới của hàng hóa và người lao động thời kỷ “hậu” Brexit là vô cùng quan trọng đối với giới doanh nghiệp.
Ngoài ra, những quan ngại về đà mất giá kéo dài của đồng bảng Anh so với đồng USD và đồng euro, khi thị trường phản ứng với kết quả Brexit, từ đó khiến doanh thu tại nước Anh sụt giảm, cũng buộc các công ty của Mỹ phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh của họ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Anh rời EU: Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sẽ thêm rào cản
17:02' - 27/06/2016
Theo Bộ Công Thương, nếu Anh rời khỏi EU thì hàng hóa Việt Nam sang Anh qua con đường hiện nay sẽ có thêm trở ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh rời EU: Tokyo sẵn sàng ứng phó với biến động của thị trường tài chính
18:49' - 25/06/2016
Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản, ông Masatsugu Asakawa cho biết Nhật Bản đã chuẩn bị nhiều động thái khác nhau trước việc Anh rời khỏi EU.
-
Kinh tế Thế giới
Anh rời EU: Những ảnh hưởng đối với kinh tế Việt Nam
16:34' - 25/06/2016
Trong số các nền kinh tế châu Á thì Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn cả khi Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Nhật Bản và Đức lo ngại tác động của việc Anh rời EU
16:30' - 24/06/2016
Ngày 24/6, các công ty Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh ở Anh cho biết họ sẽ đánh giá tác động của việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đối với kinh doanh của họ tại nước sở tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.