Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư vào dịch vụ
Việt Nam được đánh giá là một trong những địa điểm đầu tư chiến lược của doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên, chiến lược rót vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Gia tăng dự án đầu tư ngành dịch vụ
Năm 2016, số dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đạt kỷ lục là 549 dự án (cả cấp mới và tăng vốn); trong đó, số dự án đầu tư ở lĩnh vực bán lẻ, khách sạn, dịch vụ ăn uống tăng gấp đôi so với năm trước.
Ông Takimoto Koji –Trưởng đại diện văn phòng JETRO tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đánh giá Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng tại khu vực châu Á; trong đó, doanh nghiệp Nhật Bản đề cao tính ổn định về chính trị, xã hội của Việt Nam. Động lực để doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư, kinh doanh lĩnh vực hàng tiêu dùng và dịch vụ là do doanh thu của doanh nghiệp tăng, mức độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam cao.
Theo đó, hàng loạt hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ăn uống của Nhật Bản như Aeon Mall, Family mart, Ministop, Takashimaya…và sắp tới là 7– Eleven đang tích cực tiếp cận và gia tăng số lượng cửa hàng tại thị trường Việt Nam. Cùng với việc phát triển hệ thống phân phối, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng bắt đầu chú trọng tới việc sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu nội địa của người dân Việt Nam.
Ông Teramoto Ryohei – chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, phát triển dịch vụ là xu hướng tất yếu sau khi đã phát triển cơ bản ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định ở mức khá cộng với lợi thế về dân số đông, trẻ, năng động Việt Nam đang là thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, việc đầu tư vào lĩnh vực hàng tiêu dùng và dịch vụ tốn ít vốn và tận dụng được nhiều lợi thế của Việt Nam. Cụ thể, tầng lớp trung lưu, thành đạt tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng; thu nhập được cải thiện cũng giúp người dân Việt Nam mạnh tay chi tiêu hơn. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đây là lợi thế của doanh nghiệp Nhật Bản.
Đầu tư vào công nghiệp chế tạo chững lại
Ngược lại với xu hướng đầu tư vào sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ, số dự án đầu tư trong khối chế tạo của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lại sụt giảm đáng kể (từ 30% xuống còn 20% tổng số dự án đầu tư mới).
Các doanh nghiệp Nhật Bản lý giải, trong ngành công nghiệp chế tạo, chi phí nhân công và nguyên vật liệu, linh kiện chiếm tới 80% tổng chi phí sản xuất. Trong khi đó, mức lương tối thiểu tại Việt Nam trong những năm qua không ngừng được nâng lên, tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp từng lựa chọn đầu tư vào Việt Nam vì lợi thế giá nhân công rẻ.
Bên cạnh đó, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện nội địa của Việt Nam chỉ mới đáp ứng được từ 20 – 30% nhu cầu các doanh nghiệp chế tạo của Nhật Bản, làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá thành nguyên vật liệu trong sản xuất.
Theo ông Teramoto Ryohei, việc thu hút đầu tư vào phát triển dịch vụ không phải là nguyên nhân chính khiến giảm sút số lượng doanh nghiệp và dự án đầu tư vào công nghiệp chế tạo. Bởi việc phát triển dịch vụ chủ yếu thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi công nghiệp chế tạo thường là thế mạnh của các tập đoàn, nhà đầu tư có quy mô và vốn khá lớn.
Tình hình kinh tế Nhật Bản chững lại trong những năm gần đây khiến các doanh nghiệp lớn của nước này dè dặt hơn trong việc lựa chọn các dự án để đầu tư. Mặt khác, điều kiện về nhân công, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của đối tác là những yếu tố tác động lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản.
Theo các nhà đầu tư, để có thể cùng lúc thu hút đầu tư vào cả dịch vụ và công nghiệp chế tạo, Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện trình độ kỹ thuật và tay nghề của lao động.
Một trong những giải pháp được các chuyên gia Nhật Bản gợi ý là lựa chọn một số lao động ưu tú, có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật gửi sang Nhật Bản đào tạo. Những người này khi về nước sẽ truyền lại những kiến thức, kỹ năng đó cho nhiều lao động khác.
Ông Takimoto Koji thì cho rằng, Việt Nam cần tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện nội địa, tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất. Đồng thời, cần hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước vì đây là những đơn vị phục vụ đắc lực cho phát triển công nghiệp chế tạo./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Chi tiêu vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản tăng
14:53' - 02/03/2017
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết chi tiêu vốn của các doanh nghiệp nước này giai đoạn tháng 10-12/2016 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015 do các doanh nghiệp nỗ lực tăng sản lượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp Nhật muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam
19:58' - 20/02/2017
Hơn 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản Nhật Bản đã tham gia chương trình kết nối thương mại Việt – Nhật trong lĩnh vực thực phẩm, thủy sản do JETRO tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 20/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh
12:44' - 14/02/2017
"Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng".
-
Tài chính
Doanh nghiệp Nhật Bản: Đồng yen không nên giảm quá mạnh
06:39' - 24/01/2017
Các doanh nghiệp Nhật Bản tin rằng cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều không muốn đồng yen giảm quá mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Việt tích cực thực hiện đổi mới sáng tạo phục vụ người tiêu dùng
09:44'
Để bắt kịp xu hướng tiêu dùng, đưa ra các sản phẩm phù hợp, các doanh nghiệp bán lẻ có nhiều cách tiếp cận cũng như học hỏi thông qua lịch sử mua hàng của người tiêu dùng.
-
Chuyển động DN
TKV điều hành sản xuất phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2024
17:16' - 28/11/2024
Sáng 28/11, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV, Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất tại Quảng Ninh Nguyễn Huy Nam chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất - tiêu thụ than tháng 12/2024.
-
Chuyển động DN
Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024
15:34' - 28/11/2024
Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, Masan Group đã được vinh danh là Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 – 2024.
-
Chuyển động DN
17 doanh nghiệp được vinh danh nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
15:21' - 28/11/2024
Giải thưởng dành cho những sáng kiến đổi mới, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến thinh vượng và phát triển bền vững.
-
Chuyển động DN
Google khai trương học viện trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại London
08:35' - 28/11/2024
Trung tâm được đặt tại Camden - khu vực mà ông Starmer đại diện trong quốc hội và cũng là nơi Google dự định đặt trụ sở tương lai.
-
Chuyển động DN
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu công nghiệp Đồng Văn VI
19:47' - 27/11/2024
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đồng Văn VI được triển khai ở xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 250 ha.
-
Chuyển động DN
Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
11:04' - 27/11/2024
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn BIM bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị
19:46' - 26/11/2024
Ngày 25/11/2024, Hội đồng Quản trị Tập đoàn BIM chính thức bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.
-
Chuyển động DN
Roche chi 1,5 tỷ USD mua lại Poseida Therapeutics của Mỹ
19:11' - 26/11/2024
Tập đoàn dược phẩm Roche của Thụy Sĩ thông báo đã đồng ý mua công ty dược phẩm sinh học Poseida Therapeutics của Mỹ với giá 1,5 tỷ USD.