Doanh nghiệp phản ánh về những khó khăn khi xuất khẩu gạo
Liên quan đến việc xuất khẩu 400.000 tấn gạo theo hạn ngạch trong tháng 4/2020, ngày 17/4, nhiều doanh nghiệp phản ánh về những khó khăn khi xuất khẩu gạo; trong đó có những bất cập trong thủ tục thông quan mới, gây phát sinh chi phí lớn cho doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo có trụ sở tại Cần Thơ thông tin, đang có số lượng lớn gạo tồn cảng từ ngày 23/3 nhưng vào ngày 12/4 khi Hải quan tiếp nhận mở tờ khai, doanh nghiệp này chỉ đăng ký được một phần rất nhỏ.
Số container hàng đã đăng ký được tờ khai hiện nay cũng đang phải thực hiện thủ tục kiểm hóa theo quy trình: cân container, mở container, đưa gạo ra ngoài kiểm tra rồi đóng container lại.
Điều này vừa mất thời gian do vừa phải cử nhân sự tham gia và hơn hết là chi phí phát sinh lớn.
Theo thông tin doanh nghiệp này phản ánh, tổng chi phí cho việc kiểm hóa một container là 1.955.000 đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Khoa, Phó Giám đốc Công ty Phước Thành 2 (Long An) cho biết, ngay thời điểm ngày 10/4 doanh nghiệp đã hoàn tất đóng hàng gạo vào container và vận chuyển về Cảng Cát Lái (Tp.Hồ Chí Minh) tổng cộng hơn 1.000 tấn gạo để trả cho các hợp đồng xuất khẩu giao hàng trong tháng 3 và tháng 4.
Thế nhưng vào thời điểm cổng hải quan điện tử tiếp nhận tờ khai, doanh nghiệp chỉ mở được tờ khai xuất khẩu cho 119 tấn gạo.
Trước đó, phía Hải quan đã tiến hành phân luồng đỏ cho toàn bộ tờ khai hải quan xuất khẩu gạo được mở trong ngày 12/4 để rà soát, đối chiếu thông tin về số container, số seal trên tờ khai hải quan với hàng hóa thực có tại cảng.
Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay tại các cảng, hải quan đang cho kiểm hóa một cách rất thủ công.
Theo đó, các container dù đã được sắp xếp trong bãi chờ chuyển lên tàu đều phải cẩu xuống, cân lại, mở seal, đưa gạo ra để... nhìn, sau đó lặp lại quy trình đóng hàng, sắp xếp lại container.
“Với hàng ngàn container gạo đã đóng tại cảng từ trước ngày 23/3 cho tới nay, nếu cứ kiểm tra thủ công như vậy thì chắc phải vài tháng nữa cũng chưa kiểm xong. Chưa kể hải quan và doanh nghiệp phải huy động nhân sự để làm thủ tục và tham gia quá trình kiểm hóa. Toàn bộ chi phí cho quá trình này doanh nghiệp đều phải chi trả trong khi trước đó đã phải gánh rất nhiều phí lưu container, phí lưu bãi tại cảng suốt gần 1 tháng”, ông Khoa chia sẻ.
Một số doanh nghiệp đề xuất, việc rà soát, đối chiếu thông tin là cần thiết để đảm bảo sự minh bạch và tránh các trường hợp gian lận trong mở tờ khai hải quan.
Tuy nhiên, cơ quan hải quan hoàn toàn có thể thực bằng cách đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan với chứng thư giám định hàng hóa cấp cho container đang lưu cảng.
Nếu thông tin số container, số seal hai bên trùng khớp có thể cho thông quan. Chỉ những tờ khai hải quan không đủ thông tin về số container, số seal hoặc không xuất trình được giấy tờ cho thấy hàng đã có mặt tại cảng thì mới tiến hành kiểm hóa thực tế.
Như vậy vừa tiết kiệm được thời gian, nhân lực của hải quan, doanh nghiệp vừa giảm bớt gánh nặng chi phí phát sinh.
Liên quan tới hoạt động xuất khẩu, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) cho biết, công ty vừa bị một đối tác nước ngoài gửi thư đòi trả tiền cọc và tiền bồi thường do không thể vận chuyển gạo đúng hẹn. Số tiền mà Trung An phải trả theo yêu cầu của khách hàng là 497.000 USD (gần 12 tỷ đồng).
Cụ thể, trong email gửi cho Công ty Trung An của Tập đoàn Portal Steels, Tập đoàn Portal Steels cho biết đã ký hợp đồng mua bán gạo nhập nhập khẩu với Công ty Trung An trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua và đã chuyển tiền cọc theo đúng các thỏa thuận.
Hiểu được lý do mà Công ty Trung An không thể giao hàng đúng hạn, tuy nhiên theo Portal Steels, chính công ty của họ cũng đang ở trong tình thế hết sức khó khăn vì còn những nghĩa vụ với các đối tác khác trong nước và sẽ phải đối mặt nguy cơ vi phạm hợp đồng.
Còn ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (Long An) cho biết, Công ty vừa có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính...
Cụ thể, Công ty Dương Vũ chuyên chế biến gạo nếp và tấm nếp xuất khẩu, đã có thương hiệu và là một trong 20 doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng đầy đủ các các quy định xuất khẩu gạo chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Hiện, công ty đang thu mua, chế biến lúa nếp phục vụ xuất khẩu gạo nếp và tấm nếp chủ yếu vào thị trường Trung Quốc với tổng sản lượng trung bình 220.000 tấn/năm, tạo công ăn việc làm cho trên 400 cán bộ, công nhân viên.
Công ty đang bao tiêu sản phẩm lúa nếp cho nông dân hai tỉnh Long An và An Giang trên diện tích khoảng 50.000 ha.
Về quyết định áp dụng hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020, doanh nghiệp này cho biết hoàn toàn ủng hộ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần đặt vấn đề an ninh lương thực quốc gia lên hàng đầu.
Tuy nhiên, công ty đã đóng 500 container (tương đương 12.500 tấn nếp và tấm nếp) và lưu từ ngày 20/3 nhưng chưa kịp xuất khẩu do đặc thù hàng đi Trung Quốc phải khử trùng trong container tại kho 5 ngày.
Việc dừng xuất khẩu từ ngày 24/3 đã gây thiệt hại cho công ty vì thời gian hàng hóa lưu trong container hơn 23 ngày, nay tiếp tục lại không thể khai báo hải quan vì hạn ngạch đã hết.
Nếu kéo dài đến tháng 5, chất lượng hàng hóa sẽ xuống cấp, đồng thời khách hàng yêu cầu bồi thường và hủy hợp đồng nếu không giao hàng kịp trong tháng 4/2020… Hiện nhà máy phải dừng hoạt động.
Đối với vấn đề của Công TNHH Dương Vũ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3083/VPCP-KTTH về việc xử lý kiến nghị liên quan đến xuất khẩu gạo.
Theo đó, văn bản nêu rõ, xét đề nghị của của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại văn bản số 0499/PTM-PC ngày 16/4/2020 và Công ty TNHH Dương Vũ về các kiến nghị liên qua đến xuất khẩu gạo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Dương Vũ để tổng hợp báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp ngày 20/4/2020.
Theo số liệu cập nhật về tình hình xuất khẩu gạo trên trang web của Tổng cục Hải quan, đến 18 giờ 30 ngày 17/4, đã có 6.810 tấn trong tổng số hạn ngạch 400.000 tấn của tháng 4 được thông quan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Hải quan kiến nghị cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo đưa vào cảng trước 24/3
20:15' - 17/04/2020
Tổng cục Hải quan kiến nghị đối với các lô hàng gạo hiện đang tồn tại cảng chưa xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24/3.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo
19:26' - 17/04/2020
Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo
-
Thị trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cho phép xuất khẩu gạo nếp
14:38' - 16/04/2020
Ngày 16/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc xuất khẩu gạo nếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp
20:17'
Việt Nam và Pháp tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
20:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn CMA-CGM, Pháp
19:59'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Rodolphe Saade, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Vận tải biển và Logistics (Tập đoàn CMA-CGM, Pháp) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký GCC
19:29'
Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed AlBudaiwi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung cơ chế kiểm tra, đánh giá, bảo đảm chất lượng nhà ở xã hội
19:11'
Chiều 27/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiếu đá xây dựng sân bay Long Thành
19:11'
Sân bay Long Thành đang đồng loạt thi công nhiều gói thầu lớn, nhu cầu đá phục vụ thi công rất lớn, nhưng nguồn đá đưa về công trường không đủ, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN - GCC và Trung Quốc kiến tạo không gian hợp tác mới
17:58'
Việc 3 động lực kinh tế hàng đầu thế giới là ASEAN, GCC, Trung Quốc cùng trao đổi, tăng cường phối hợp, mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo không gian hợp tác chiến lược mới liên khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng và đối tác Pháp ký biên bản hợp tác trong lĩnh vực đường sắt
16:47'
Phía EU và Pháp đã thông tin về định hướng và kế hoạch hỗ trợ xanh hóa Việt Nam thông qua hỗ trợ giảm phát thải bằng khoản viện trợ không hoàn lại dành cho các dự án giao thông tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực tư nhân
16:46'
Điều cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng không chỉ là sự ra đời của sandbox, mà là cách nó được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.