Doanh nghiệp phân bón gặp khó khi xác định silic
Với những bất cập của các phương pháp xác định yếu tố silic trong thành phần phân bón hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón đang gặp khó khăn khi lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Vì vậy, việc sớm chuẩn hóa phương pháp xác định hàm lượng silic trong phân bón là rất cấp thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như lợi ích của doanh nghiệp ngay chính tại "sân nhà"!
Phương pháp "làm khó" doanh nghiệpTại hội thảo "Vai trò của silic đối với cây trồng, nguyên liệu và phương pháp phân tích silic trong phân bón" do Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức ngày 7/5, Tiến sĩ Phùng Hà, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã nhận được nhiều kiến nghị của các hội viên-chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất phân lân nung chảy, supe lân…do vướng mắc về phương pháp phân tích silic trong thành phần phân bón, làm ảnh hưởng đến việc lưu hành sản phẩm phân bón trên thị trường.
Dẫn ý kiến của các chuyên gia, Tiến sĩ Phùng Hà cho biết, hiện Việt Nam chủ yếu có 2 phương pháp khác nhau phân tích nguyên tố silic trong phân bón, trong đó mỗi phương pháp cho kết quả hàm lượng silic khác nhau với cùng một sản phẩm phân bón. Đặc biệt, các phương pháp phân tích silic trong nước đang áp dụng cũng chưa đồng bộ với phương pháp phân tích của thế giới.Chính "sự không thống nhất về phương pháp phân tích silic trong phân bón" như vậy đã khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón. Thêm vào đó, sự không đồng bộ này cũng gây khó khăn cho việc hợp tác quốc tế về nghiên cứu và thương mại các sản phẩm phân bón silic, trong công bố, kiểm tra chất lượng các sản phẩm phân bón silic, tiến sĩ Phùng Hà chỉ rõ.
Là doanh nghiệp sản xuất phân bón chứa silic, ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc CTCP Công Nông nghiệp Tiến Nông cho biết: Hiện Việt Nam phân tích silic trong phân bón gồm: Phương pháp xác định hàm lượng silic dễ tiêu trong phân bón-phương pháp Tiêu chuẩn Việt Nam 11407:2019 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Việt Nam ban hành và phương pháp Tiêu chuẩn cơ sở 772:2020 của Cục Bảo vệ Thực vật-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành được áp dụng cho phân silicat kiềm (phân hoà tan trong axit). Theo đó, phương pháp Tiêu chuẩn Việt Nam 11407:2019 hiện không phản ánh đúng bản chất hàm lượng silic trong các loại phân bón như phân lân nung chảy, phân NPK hay supe lân. Trong khi đó, phương pháp Tiêu chuẩn cơ sở 772:2020 lại chưa có trong quy chuẩn quốc gia. Thực tế là Công ty Tiến Nông đưa hàm lượng 25-28% silic vào sản phẩm phân lân nung chảy nhưng theo Tiêu chuẩn Việt Nam 11407:2019 chỉ cho ra kết quả hàm lượng 0,3-0,4% silic.Vì vậy, khi cơ quan chức năng kiểm tra hàm lượng silic trong phân bón theo Tiêu chuẩn Việt Nam 11407:2019 cho kết quả phân tích thiếu chính xác, khiến doanh nghiệp mất "từ 1-2 tuần đem hồ sơ đi giải trình", ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Phong chỉ rõ.
Đồng quan điểm này, ông Hà Huy San, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Ninh Bình cũng cho biết sản phẩm phân lân nung chảy của công ty được sản xuất từ năm 1985 với thành phần chứa hàm lượng 25-30% silic. Trước khi có Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, doanh nghiệp tự công bố chất lượng, tiêu chuẩn trên bao bì và tự chịu trách nhiệm về hàm lượng công bố.
Tuy nhiên khi Nghị định số 108/2017/NĐ-CP được ban hành vào ngày 20/9/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ quy định 3 thành phần trong phân lân nung chảy, không đề cập đến thành phần silic trong phân bón. Kể từ 2017 đến nay, Công ty phân bón Ninh Bình không thể công bố hàm lượng silic trên bao bì mặc dù sản phẩm phân bón chứa hàm lượng cao về silic.
Cũng theo ông Hà Huy San, nếu sử dụng phương pháp phân tích Tiêu chuẩn Việt Nam 11407:2019, hàm lượng silic trong sản phẩm của công ty chỉ xấp xỉ 1%. Trong khi đó, phương pháp phân tích Tiêu chuẩn quốc tế A0AC mà Công ty đang áp dụng cho kết quả là 26-28% silic, tương đương với kết quả của phương pháp Tiêu chuẩn cơ sở 772:2020. Hiện sản phẩm phân lân nung chảy của Ninh Bình đang xuất khẩu sang Australia, New Zealand, Malaysia và được các cơ quan kiểm định quốc tế xác định chứa hàm lượng 26-28% silic. Vì vậy, việc thống nhất phương pháp phân tích silic trong phân bón là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón có thể tiêu thụ sản phẩm ngay tại sân nhà cũng như tránh được việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón, ông Hà Huy San nhấn mạnh. Thống nhất phương pháp đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc tế Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc CTCP Công Nông nghiệp Tiến Nông kiến nghị cần nhanh chóng đưa phương pháp Tiêu chuẩn cơ sở 772:2020 của Cục Bảo vệ Thực vật vào quy chuẩn quốc gia hoặc đưa vào Tiêu chuẩn Việt Nam 11407 sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.Còn ông Hà Huy San, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Ninh Bình đề nghị "xem xét, bổ sung thành phần silic trong phân lân nung chảy, bổ sung phương pháp phân tích silic theo Tiêu chuẩn cơ sở 772:2020 của Cục Bảo vệ Thực vật vào quy chuẩn quốc gia về phân bón vì quyền lợi nhà sản xuất và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng".
Tiến sĩ Phùng Hà cho biết, Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nghiệp sản xuất phân bón, từ đó chuyển đến cơ quan quản lý nhà nước là Văn phòng Chính phủ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có thể thống nhất phương pháp xác định yếu tố silic trong phân bón, gỡ vướng cho doanh nghiệp.
Theo Tiến sỹ Bùi Huy Hiền, Phó Chủ tịch Hội Khoa học đất Việt Nam, ngoài các dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, nguyên tố trung lượng như silic trong phân bón rất cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng khả năng chịu hạn của cây trồng, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng chống lại các loại côn trùng và vi sinh vật gây hại.Phân tích của Tổ chức nông lương của Liên hiệp quốc (FAO) cũng cho thấy, mỗi 1 ha sản xuất 5 tấn lúa trong 1 vụ cây lúa sẽ hấp thụ 250 kg silic. Trong quá trình trồng lúa, cần thiết phải bổ sung silic vì đây là nguyên tố tham gia hình thành các tế bào trên cây và vỏ của hạt lúa, đồng thời tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng phốt pho, kali trong đất giúp tăng khả năng sử dụng phốt pho, kali.
Kết quả khảo nghiệm phân bón chứa nano silic, sản xuất bởi Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam do Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tiến hành đối với cây lúa cho thấy, bón phân silic làm giảm tỷ lệ lúa đổ 16,7-52,2%, giảm tỷ lệ bông bạc 38,7-63,4%; trên đất phù sa năng suất tăng 11,86-12,48% so với nền bón phân chuồng và phân NPK, trên đất bạc màu năng suất tăng 11,86%.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bắt kịp xu hướng mới để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu
17:40' - 24/04/2024
Những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe từ các thị trường xuất khẩu như truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn… đang tạo rào cản không nhỏ đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực thi ESG: Hành trình xanh hóa thị trường vật liệu xây dựng
19:09' - 21/04/2024
Việc xanh hóa ngành vật liệu xây dựng đang là hành trình tất yếu mà các doanh nghiệp phải lựa chọn nhằm hạn chế phụ thuộc vào tài nguyên khan hiếm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vinataba: Thi đua là động lực phát triển bền vững
18:10' - 20/06/2025
Với phương châm: “Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”, các phong trào thi đua yêu nước của Vinataba đã được triển khai chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
-
Chuyển động DN
Hà Nội và Vietnam Airlines ký kết hợp tác thu hút đầu tư, thương mại và du lịch
15:53' - 20/06/2025
UBND Tp Hà Nội và Vietnam Airlines tổ chức Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 – 2030, nhằm tăng cường phối hợp phát triển các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch và hàng không.
-
Chuyển động DN
Google đối mặt thêm trở ngại pháp lý tại EU
14:47' - 20/06/2025
Google ngày 19/6 phải đối mặt với một tình huống bất lợi tiềm tàng, khi một cố vấn của tòa án cấp cao nhất châu Âu lại đứng về phía các cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU).
-
Chuyển động DN
Khi “phụng sự người tiêu dùng” trở thành một phần văn hóa doanh nghiệp
09:26' - 20/06/2025
Tại Tập đoàn Masan, văn hóa doanh nghiệp không chỉ là khẩu hiệu, mà là một hệ sinh thái gắn kết hơn 40.000 Masaner bằng sự đồng hành, niềm tin và các hoạt động cụ thể, nhất quán.
-
Chuyển động DN
Giải quyết “điểm nóng” giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
16:22' - 19/06/2025
Theo EVN, dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường năng lực của hệ thống truyền tải điện miền Bắc, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Chuyển động DN
Airbus giành được các đơn hàng trị giá 21 tỷ USD tại triển lãm hàng không Paris
15:30' - 19/06/2025
Các đơn hàng của Airbus được công bố trong bối cảnh đối thủ cạnh tranh lớn nhất của hãng, Boeing đã thu hẹp sự hiện diện của mình tại triển lãm.
-
Chuyển động DN
Microsoft sẽ cắt giảm hàng nghìn việc làm
13:52' - 19/06/2025
Microsoft đang lên kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm, đặc biệt trong bộ phận kinh doanh, trong quá trình tinh giản lực lượng lao động và tập trung đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Chuyển động DN
Khi doanh nghiệp biết lắng nghe chính mình
08:56' - 19/06/2025
Truyền thông nội bộ không chỉ là công cụ hỗ trợ quản trị mà còn có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả vận hành và kết quả kinh doanh.
-
Chuyển động DN
Công ty đóng tàu hàng đầu thế giới hủy hợp đồng với Nga
07:00' - 19/06/2025
Samsung Heavy Industries cho biết chấm dứt hợp đồng thiết bị tàu trị giá 4.850 tỷ won (tương đương 3,54 tỷ USD) với Khu phức hợp đóng tàu Zvezda của Nga.