Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Pou Chen tại Đồng Nai chưa có kế hoạch cắt giảm lao động
Những ngày qua, thông tin về việc Công ty Pou Yuen Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) thuộc Tập đoàn Pou Chen cắt giảm hàng nghìn công nhân khiến nhiều lao động ở Đồng Nai lo lắng. Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Pou Chen đóng tại Đồng Nai (Công ty Pouchen Việt Nam và Công ty Pousung Việt Nam) khẳng định, việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cơ bản ổn định, trong ngắn hạn doanh nghiệp chưa có kế hoạch cắt giảm lao động.
Theo ông Nguyễn Tấn Pháp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pouchen Việt Nam (thành phố Biên Hòa), Công ty Pouchen Việt Nam có hơn 16.000 lao động. Thời gian qua, do thiếu đơn hàng, doanh nghiệp không tổ chức cho công nhân tăng ca. Công nhân được nghỉ việc ngày thứ Bảy có hỗ trợ tiền.
Ông Nguyễn Tấn Pháp cho biết thêm, các doanh nghiệp thiếu đơn hàng là thực tế đã diễn ra nhiều tháng qua. Dù gặp khó khăn song Công ty Pouchen Việt Nam vẫn trả lương đầy đủ, đảm bảo đời sống cho người lao động. Ngày thứ Bảy, công ty cho công nhân nghỉ việc nhưng vẫn hỗ trợ mỗi người 180.000 đồng/ngày. Hiện Công ty Pouchen Việt Nam chưa có kế hoạch cắt giảm lao động. Công ty Pousung Việt Nam (huyện Trảng Bom) có 22.000 lao động. Dù ít đơn hàng nhưng những tháng qua, doanh nghiệp vẫn không cắt giảm giờ làm, chỉ không tổ chức tăng ca. Ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pousung Việt Nam chia sẻ: Hiện tất cả các dây chuyền sản xuất tại Công ty Pousung Việt Nam vẫn hoạt động bình thường. Những tháng tới, doanh nghiệp chưa có kế hoạch cắt giảm lao động. Trường hợp chấm dứt hợp đồng với người lao động, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ làm việc với tổ chức Công đoàn trước khoảng 3 tháng. Theo tìm hiểu của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, khoảng 4 tháng qua, các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực giày da ở Đồng Nai như: Tập đoàn Phong Thái (khoảng 60.000 lao động), Công ty Taekwang Vina (hơn 35.000 lao động), Công ty Changshin Việt Nam (gần 40.000 lao động) có ít đơn hàng. Doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất trong giờ hành chính, không tăng ca. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai thông tin, từ giữa năm 2022 đến nay, hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn bị thiếu hụt nguyên liệu nhập khẩu, giảm đơn hàng, giảm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp gặp khó khăn nên trong năm 2022 toàn tỉnh có hàng chục nghìn lao động mất việc làm, thu nhập giảm sút. Để đảm bảo đời sống công nhân, mới đây, Đồng Nai quyết định hỗ trợ người lao động mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng với mức 1,5 triệu đồng/người. Ông Phạm Văn Cường, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, đơn vị đã tăng cường khảo sát, nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, phải giảm giờ làm.Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp ồ ạt cắt giảm lao động chưa xảy ra. Do gặp khó khăn, một số doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, tạm thời cho công nhân nghỉ việc nhưng có chế độ hỗ trợ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khánh Hòa thiếu lao động đi biển
18:09' - 20/02/2023
Tình trạng thiếu lao động nghề biển đang diễn ra phổ biến tại tỉnh Khánh Hòa, khiến các chủ tàu cá gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, thậm chí phải tìm đến các tỉnh lân cận để tuyển nhân công.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục phục hồi
08:06' - 17/02/2023
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần tính đến ngày 11/2 đã giảm 1.000, xuống mức 194.000 đơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý giải tình trạng khủng hoảng thị trường lao động tại Thụy Sỹ
06:30' - 13/02/2023
Giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển, Thụy Sỹ đang trải qua tình trạng thiếu hụt lao động kỷ lục trong một số lĩnh vực then chốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Lite-on Technology khởi công nhà máy 690 triệu USD ở Quảng Ninh
08:20'
Tập đoàn Lite-on Technology đã khởi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy Lite-On Quảng Ninh tại khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) ngày 18/3.
-
Doanh nghiệp
Forever 21 "đổ tại" Shein và Temu là nguyên nhân khiến hãng sụp đổ
15:08' - 18/03/2025
Forever 21 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lần thứ hai trong vòng sáu năm và cho rằng các hãng bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến Shein và Temu là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mình.
-
Doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo đang tạo áp lực lớn cho Samsung Electronis
09:07' - 18/03/2025
Samsung Electronis của Hàn Quốc đang đứng trước áp lực lớn cần phải thay đổi để vượt qua những thách thức do trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra, vốn đang làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp điện tử.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch trình làng siêu phẩm mới
08:18' - 18/03/2025
Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, iPhone 17 Air dự kiến có thiết kế độ dày chỉ 5,5 mm, mỏng hơn đáng kể so với các phiên bản trước đó của iPhone.
-
Doanh nghiệp
PV GAS hợp tác chiến lược với các đối tác Hoa Kỳ để mở rộng nguồn cung LNG
16:33' - 17/03/2025
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia ký kết và công bố loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu thời trang nhanh Forever 21 nộp đơn xin bảo hộ phá sản
15:37' - 17/03/2025
Ngày 16/3, công ty thời trang nhanh Forever 21 của Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Bảo hộ phá sản Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ
13:21' - 17/03/2025
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.
-
Doanh nghiệp
Kết nối hơn 150 cuộc giao thương doanh nghiệp Việt - Hàn
13:03' - 17/03/2025
Doanh nghiệp hai nước vui mừng đã tìm được các đối tác phù hợp và tiềm năng. Hơn 150 cuộc giao thương trực tiếp đã được diễn ra thành công với nhiều Biên bản Ghi nhớ.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp thép Luxembourg đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng
09:03' - 17/03/2025
Doanh nghiệp thép Luxembourg đang đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng sau khi Mỹ áp đặt mức thuế quan 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Luxembourg.