Doanh nghiệp Việt và câu chuyện rào cản thương mại: Bị động trong tự vệ
Trước xu thế các nước nhập khẩu đang lập ra các rào cản và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch để bảo vệ hàng hóa, sản phẩm trong nước, phòng vệ thương mại đang được coi là công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp bảo vệ chính mình khi xuất khẩu và ngay cả tại sân nhà.
Tuy nhiên, về dài hạn doanh nghiệp vẫn cần hoạch định chiến lược và bước đi cụ thể để vượt qua rào cản thương mại nhằm gia tăng xuất khẩu và phát triển bền vững.
Bị động trong tự vệ
Trong quá trình mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập, các nước có xu hướng gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Dù phải liên tục chống đỡ các vụ phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất bị động trong tự vệ và sử dụng rào cản phòng vệ thương mại.
Cách đây vài năm khi Việt Nam mới tham gia các tổ chức thương mại nói chung cũng ký kết các FTA nhưng nhận thức của doanh nghiệp về công cụ phòng vệ thương mại rất hạn chế. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 90% doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức và kỹ năng hiểu biết về phòng vệ thương mại.Tuy nhiên, trong khoảng 1-2 năm trở lại đây sau khi Việt Nam chịu các tác động tiêu cực từ việc hàng hóa nước ngoài gia tăng nhập khẩu vào Việt Nam rất mạnh, nhất là các thị trường sát nách như Trung Quốc, Malaysia và Indonesia thì việc phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể.
Ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thừa nhận: Đến nay đã có hơn 120 vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan tới hàng xuất khẩu của Việt Nam do nước ngoài khởi xướng điều tra ở nhiều thị trường như Hoa Kỳ, EU, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia. Thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại cũng cho thấy: Riêng giai đoạn 2016 – 2017, có tới 23 vụ kiện phòng vệ thương mại; trong đó, nổi bật là Australia với 6 vụ liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp với nhôm ép và thép mạ kẽm, thép dây cuộn và tháp gió. Nhận định từ các chuyên gia, đây là giai đoạn "bùng nổ" của các vụ kiện từ phía Australia đối các doanh nghiệp Việt. Nguyên nhân cũng bởi Australia là một trong những nước tích cực sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trên thế giới. Dù vậy, Việt Nam đã xử lý tốt hai vụ kiện đối với mặt hàng nhôm ép và thép mạ. Lý giải thêm về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu rõ: Hiện nay, mức độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại (TBT) rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có rất nhiều biện pháp TBT với mức độ rất phức tạp. Chẳng hạn như đối với sản phẩm dệt may, Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường lớn của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là các thị trường khó tính nhất với rất nhiều quy định về TBT. Ông Trần Thanh Hải cho biết, Hoa Kỳ có trên 60 quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm dệt may về phân loại sản phẩm dệt may, gắn nhãn hiệu, biểu tượng, chỉ dẫn xử lý quần áo; tiêu chuẩn chống cháy đối với sợi và thảm len, tiêu chuẩn chống cháy cho quần áo ngủ, quần áo trẻ em… Ngoài ra, EU cũng có trên 80 quy chuẩn kỹ thuật như: nhãn EC, quy định về nhãn mác; quy định về về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất (REACH), quy định về nhãn sinh thái (EU ecolabel, nhãn tiêu chuẩn OKO-Tex 100...), quy định về truy xuất nguồn gốc.Công cụ hữu hiệu
Để có thể kháng kiện thành công tại các thị trường xuất khẩu, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng cáo buộc của nguyên đơn về chương trình trợ cấp và PMS (tình trạng thị trường đặc biệt).
Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, hiệp hội trong việc cung cấp thông tin và giải trình chương trình bị cáo buộc cho cơ quan điều tra. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần cẩn trọng và phân tích kỹ bản câu hỏi, cáo buộc của nguyên đơn và các dữ kiện thực tế để xây dựng chiến lược thích hợp trước và trong khi chuẩn bị bản trả lời và báo cáo số liệu. Theo dự đoán của Cục Phòng vệ thương mại, thời gian tới các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ gia tăng nhiều hơn.Hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp tới làm việc với Cục Phòng vệ thương mại nhờ tư vấn về việc sử dụng chuẩn bị thông tin, hồ sơ yêu cầu các biện pháp phòng vệ thương mại và cụ thể là các biện pháp để tự vệ và chống bán phá giá.
Có thể nói, công cụ phòng vệ thương mại được coi như van an toàn cuối cùng trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng hiện nay.Vì thế, các biện pháp về thuế quan, hành chính hay hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…đến nay đều chưa hẳn phù hợp với Việt Nam vì vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại dù có những biện pháp và khó khăn nhất định nhưng đây vẫn là những công cụ dễ sử dụng hơn cả so với các công cụ khác mà cam kết WTO cho phép.Do đó, các công cụ phòng vệ thương mại trong tương lai gần trở lại đây sẽ là công cụ rất hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Đại diện cho Bộ Công Thương, ông Nguyễn Phương Nam khẳng định: Việc kháng kiện các vụ điều tra phòng vệ thương mại rất khó. Vì thế, nếu doanh nghiệp không quan tâm, sẽ rất dễ bị khởi kiện.Muốn áp dụng được công cụ phòng vệ thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu phải có bộ phận chuyên trách về phòng vệ thương mại để đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan điều tra.
Hiện tại, Bộ Công Thương đang gấp rút làm việc với các đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp.Đặc biệt, xóa bỏ những quy định, thủ tục kiểm tra chuyên ngành vốn gây nhiều nhũng nhiễu cho doanh nghiệp trong thời gian qua, từng bước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thông thoáng để doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
DOC kết luận về đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đinh thép nhập khẩu
16:56' - 04/10/2017
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cho giai đoạn từ ngày 29/12/2014 đến 30/6/2016 đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu diễn biến ra sao khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam?
10:45' - 25/09/2017
Các doanh nghiệp Việt Nam còn thời gian nộp hồ sơ để Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Vasep phản đối mức thuế chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra đối với cá tra
11:06' - 15/09/2017
Vasep thay mặt cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC trong quyết định sơ bộ của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 vừa được công bố.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam
16:54' - 14/09/2017
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng Công báo kết luận sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 13 (POR13) đối với sản phẩm cá tra-basa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ lại nâng mức thuế chống bán phá giá cá tra
13:21' - 13/09/2017
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát
14:27'
Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất quyết nghị bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái và cắt giảm tối đa thủ tục hành chính
13:47'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
13:45'
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.