Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thích ứng tình hình mới
Dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng; trong đó phải kể tới mặt hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, với sự chủ động vào cuộc và có những giải pháp mang tính liên tục của Bộ Công Thương đã giúp kim ngạch xuất khẩu nông sản giữ được ổn định. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) về những khuyến cáo và định hướng của Bộ Công Thương nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trước tình hình mới.
Phóng viên: Dịch COVID-19 đã tác động tới xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Quốc Toản: Nông sản là mặt hàng rất nhạy cảm và chịu tác động trực tiếp từ dịch COVID-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung đã giảm 4,3%. Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp và người nông dân đã kịp thời thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh. Không những thế, ngay từ đầu năm nay, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Do vậy, Bộ Công Thương đã tổ chức các buổi làm việc với nhiều địa phương, các hiệp hội ngành hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Cùng với đó, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản, Bộ cũng đã làm việc với các địa phương tại các tỉnh biên giới phía Bắc nên dù kim ngạch xuất khẩu nông sản có giảm, nhưng mức giảm không quá sâu. Phóng viên: Ông có thể chia sẻ thêm về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến kim ngạch xuất khẩu rau, quả cũng như khuyến cáo của Bộ Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này? Ông Trần Quốc Toản: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt 890 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, xuất khẩu rau, quả có mức giảm mạnh so với mặt bằng nông sản nói chung. Sở dĩ vậy bởi mặt hàng này có thời gian bảo quản ngắn, thông quan nhanh, trong khi đó, thị trường xuất khẩu rau, quả chủ yếu là Trung Quốc, chiếm khoảng 60%. Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau, quả sang thị trường này giảm trên 22%. Mặc dù các doanh nghiệp, thương nhân đã có sự điều chỉnh thị trường, nhưng tăng trưởng ở các thị trường khác chỉ khoảng 4-10%, không bù đắp được mức sụt giảm ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn tắc nghẽn xuất khẩu do dịch COVID-19 sang thị trường Trung Quốc thời gian qua đã được cả hai bên đẩy mạnh, các cửa khẩu đã dần được mở rộng thêm và thời gian thông quan đã tăng. Do đó, việc xuất khẩu sẽ dần trở lại bình thường trong thời gian tới. Để thích ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 cũng như đảm bảo xuất khẩu bền vững, doanh nghiệp xuất khẩu cần thường xuyên cập nhật các thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới để có sự điều chỉnh, ứng phó phù hợp. Những thông tin này cũng được Bộ Công Thương thường xuyên cập nhật trên cổng thông tin của Bộ. Phóng viên: Thưa ông, thời gian tới là vào vụ thu hoạch vải thiều, chôm chôm và xoài. Tuy nhiên, đây là những mặt hàng có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, thế nhưng thị trường này vẫn chưa thực sự được khơi thông. Vậy, Bộ Công Thương sẽ có giải pháp gì để thúc đẩy xuất khẩu? Ông Trần Quốc Toản: Bộ Công Thương đánh giá cao việc chính quyền địa phương trong chủ động trong tìm kiếm thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu. Chẳng hạn như tại Bắc Giang hay Hải Dương đã tổ chức các cuộc họp với các cơ quan chức năng có liên quan, mời các địa phương phía biên giới cùng trao đổi, nhằm tìm ra các biện pháp, giải pháp tạo thuận lợi nhất cho xuất khẩu vải thiều trước vụ thu hoạch. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ, mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản qua biên giới. Đặc biệt, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường Trung Quốc và các thị trường khác trên trang thông tin của Bộ. Riêng với quả vải thiều, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19, phía Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang để đánh giá, thẩm định nên Bộ Công Thương cũng đã có các công hàm gửi các cơ quan chức năng của Nhật Bản, đề nghị có giải pháp linh hoạt để đưa quả vải thiều của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong năm nay. Hơn nữa, về phát triển thị trường nói chung, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm hiểu thêm các thị trường, giới thiệu thông tin các sản phẩm của Việt Nam. Đáng lưu ý, bên cạnh việc giới thiệu quả vải thiều tươi, các Thương vụ Việt Nam tại các thị trường còn giới thiệu thêm các sản phẩm mà Việt Nam chế biến sâu. Đây là định hướng để có thể thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới. Ngoài ra, tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ triển khai các biện pháp như tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu giữa các địa phương hay kết nối các địa phương với kênh phân phối lớn, hệ thống siêu thị. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tổ chức kết nối với các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam như: Aeon Mart, Lotte Mart để đưa sản phẩm nông sản Việt vào hệ thống siêu thị này tại thị trường nước ngoài. Điều này sẽ giúp sản phẩm nông sản Việt sẽ dần có vị thế và chỗ đứng tại thị trường thế giới.Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ Công Thương từng bước gỡ khó giúp doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19
20:30' - 08/05/2020
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về những giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
-
Thời sự
Bộ Công Thương và VCCI cùng hợp tác kết nối thị trường, thúc đẩy xuất khẩu
12:10' - 07/05/2020
Bộ Công Thương phối hợp với VCCI nghiên cứu xây dựng một số đề án mang tính cấp bách, có thể triển khai ngay và có tính khả thi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về thị trường tiêu thụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.