Doanh nhân Việt kiều có thể giúp nông sản Việt lan tỏa ở thị trường Mỹ
Tận dụng mạng lưới doanh nghiệp người Việt ở Hoa Kỳ là một trong những phương thức hiệu quả để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam nói chung, các sản phẩm đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp kiều bào tiềm năng tại Hoa Kỳ do Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị Quốc tế (Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) và Hội Doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ (VENUSA) tổ chức, ngày 12/11.
Ông Hà Kim Ngọc, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đang phát triển rất năng động và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai bên. Hiện nay, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt gần 80 tỷ USD/năm, Việt Nam và Hoa Kỳ đều trở thành đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, kể cả trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư, y tế giữa hai nước vẫn đạt kết quả tích cực. Trong tháng 10/2020, doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng hợp tác trị giá hàng tỷ USD.
Việc kết nối các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với cộng đồng doanh nghiệp kiều bào tại Hoa Kỳ sẽ góp phần phát huy thế mạnh của mỗi bên; trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế là vùng sản xuất tập trung lúa gạo, thủy sản, trái cây xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long còn đi đầu trong sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, góp phần đưa khu vực này trở thành một trong những đầu mối xuất khẩu hàng hóa quy mô lớn của cả nước.
Trong khi đó, Hoa Kỳ là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng, có nhu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa Việt Nam. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có quy mô hơn 2 triệu người, sở hữu hơn 300.000 cơ sở kinh doanh ở khắp các tiểu bang; trong đó, có nhiều doanh nghiệp chuyên phân phối hàng hóa cho cộng đồng, trở thành cầu nối để đưa hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ, từng bước hình thành mạng lưới hợp tác giữa doanh nhân kiều bào với doanh nghiệp địa phương trong nước để phát triển chuỗi sản xuất – xuất khẩu.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức trong việc đưa hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, bên cạnh rào cản thương mại, kỹ thuật như môi trường, lao động, nguồn gốc xuất xứ, Hoa Kỳ là thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, mong muốn hợp tác với các đối tác uy tín, có nguồn hàng ổn định, có hiểu biết về các quy định của nước sở tại.
Ông Nguyễn Hoành Năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thông tin, cộng đồng doanh nhân kiều bào có mạng lưới rộng khắp, kinh doanh thương mại ở nhiều lĩnh vực từ nhà hàng, khách sạn đến khoa học công nghệ.
Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài đang tích cực thúc đẩy vai trò cầu nối cho các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt ra nước ngoài; trong đó có Hoa Kỳ.
Cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ hiện nay chiếm gần một nửa số người Việt Nam ở nước ngoài, được đánh giá là cộng đồng lớn, năng động và có tiềm lực kinh tế mạnh.
Trong thời gian gần đây, cộng đồng doanh nghiệp người Việt tại Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến Đồng bằng sông Cửu Long, một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến…
Việc kết nối doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp kiều bào tại Hoa Kỳ là dịp để các doanh nghiệp tăng cường hợp tác, phát huy nguồn lực kiều bào trong việc kết nối, xúc tiến thương mại đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long không còn bó hẹp cho tiêu thụ nội địa, bán nguyên liệu thô mà đang hướng đến liên kết sản xuất sản phẩm giá trị cao, hình thành chuỗi giá trị hàng hóa phục vụ xuất khẩu vào các thị trường khó tính; trong đó, có Hoa Kỳ.
Đồng Tháp đang tập trung phát triển nông nghiệp an toàn, đảm bảo chất lượng và nguồn hàng ổn định quanh năm. Các sản phẩm như cá tra phi lê, collagen từ da cá, các loại sản phẩm làm từ gạo, trái cây đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia khá nhau.
Tuy nhiên số doanh nghiệp địa phương hợp tác với các đối tác tại Hoa Kỳ, kể cả doanh nghiệp kiều bào còn rất ít. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đồng Tháp mỗi năm đạt 1,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ mới đạt hơn 200 triệu USD.
Việc kết nối với các doanh nghiệp kiều bào tại Hoa kỳ chính là cơ hội tốt để liên kết phát triển các kênh phân phối sản phẩm địa phương sang thị trường nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ.
Các doanh nhân kiều bào tại Hoa Kỳ chia sẻ, tiềm năng đưa hàng hóa Việt Nam nói chung, các sản phẩm đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long như trái cây, nông sản, thủy sản nói riêng còn rất lớn, không chỉ phục vụ cộng đồng người Việt mà còn cung cấp cho người dân sở tại.
Tuy nhiên, việc giao thương hàng hóa thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tế do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh vấn đề vận chuyển thì chất lượng hàng hóa, đặc biệt là dư lượng các hóa chất trong nông sản, trái cây là rào cản rất lớn.
Bà Amy Nguyễn, một doanh nhân người Việt chuyên nhập khẩu, phân phối trái cây Việt Nam tại Hoa Kỳ nhấn mạnh, trái cây nhiệt đới của Việt Nam rất được ưa chuộng, điển hình là thanh long, xoài… nhưng số lượng hàng hóa Việt Nam đạt yêu cầu chất lượng của thị trường Hoa Kỳ còn rất ít.
Chất lượng nông sản trái cây không phải chỉ là trọng lượng hay bề mặt sản phẩm mà nằm ở các thông số về dinh dưỡng và đặc biệt là dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
Chính vì vậy, để có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu, phân phối vào thị trường Hoa Kỳ một cách bền vững, các khu vực sản xuất tại Việt Nam phải thiết lập được hoạt động kiểm soát chất lượng từ khâu trồng đến thu mua, sơ chế, đóng gói, bảo quản, phân phối.
Trong khi đó, nhiều doanh nhân khác cho rằng, cần xây dựng trung tâm kiểm soát chất lượng tất cả sản phẩm Việt Nam xuất khẩu, phân phối tại Hoa Kỳ để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của nước sở tại, hạn chế các trường hợp rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại giữa hai bên.
Ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị, thị trường Hoa Kỳ còn rất nhiều dư địa để hàng hóa, nông sản Việt Nam khai thác. Đặc biệt, việc có hệ thống mạng lưới doanh nhân kiều bào ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ là một lợi thế giúp hàng hóa Việt Nam lan tỏa rộng khắp.
Tuy nhiên, muốn tiếp cận hiệu quả thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và cập nhật nhu cầu thị trường cùng như nắm rõ các quy định, yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, liên kết sản xuất một cách bài bản, cắt giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, chú ý lưu trữ và quản trị thông tin hàng hóa đầy đủ để phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo tính bền vững trong tiếp cận và khai thác thị trường Hoa Kỳ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hoa Kỳ viện trợ Việt Nam 2 triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai
19:06' - 30/10/2020
Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam 2 triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo
19:02' - 30/10/2020
Ngày 30/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đang có chuyến thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Hoa Kỳ
14:04' - 26/10/2020
Sáng 26/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Hoa Kỳ - DFC, ông Adam Boehler.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với 8 tỉnh, thành thúc đẩy giải ngân đầu tư công
21:50'
Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng cùng với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo UBND 8 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải lại nhắc VEC khắc phục ngay hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi
20:59'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản về khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
20:22'
Ngày 16/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hy Lạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Bắc – Nam
19:29'
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn Vinh - Nha Trang và đoạn Nha Trang - Sài Gòn trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khắc phục những bất cập trên cao tốc La Sơn – Túy Loan
18:54'
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa lập đoàn kiểm tra, rà soát, xem xét điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ tại một số vị trí trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công hai bến container số 3 và 4 cảng Lạch Huyện
18:09'
Tiến độ chuẩn bị dự án dự án xây dựng bến container số 3 và 4 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng đang triển khai đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy LạpKaterina Sakellaropoulou
17:34'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15- 19/5/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
RCEP giúp Việt Nam cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường tiêu dùng lớn
17:27'
Về lâu dài, RCEP có thể tạo cơ sở cho một chuỗi cung ứng mới trong khu vực, trong đó Việt Nam đóng vai trò chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế-xã hội hậu COVID-19
17:10'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19.