Độc đáo Lễ hội Tống ôn ở Cần Thơ
Lễ hội Tống ôn (hay còn gọi là tống phong, tống gió) là một lễ hội cầu an truyền thống của ngư dân. Tại Xóm Chài, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, lễ hội này đã được duy trì hơn 100 năm qua với nhiều hoạt động sôi nổi, diễn ra thường niên, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân cũng như khách du lịch.
Theo thông lệ của người dân địa phương, lễ hội Tống ôn diễn ra hàng năm trong ba ngày từ ngày 12 - 14 tháng Giêng Âm lịch (nhằm ngày 21- 23/2), trong đó các lễ chính (bao gồm nghi thức Tống ôn) sẽ diễn ra trong ngày 14 tháng Giêng, với nhiều hoạt động văn hóa, đậm chất sông nước miền Tây. Nghi thức tống ôn thu hút hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ tham gia lễ hội trên sông Hậu.
Ông Trần Văn Lộc, Trưởng ban Hộ tề miếu Bà Chúa Xứ Xóm Chài cho biết, lễ hội gồm có lễ Cầu an, cúng Bà, cúng Thổ thần và người khuất mặt, thả bè ra sông lớn, múa lân và cầu an… Đặc biệt, nghi thức "đi nghinh" nhằm cầu an lành, tiễn đưa, xua đuổi tất cả những điều xấu xa, khó khăn, bệnh tật… ra khỏi xóm làng; mong cầu quốc thái dân an, làm ăn phát tài, phát lộc.
Trước khi diễn ra nghi thức ''đi nghinh'' (tức tống bè thủy lục với hàng trăm tàu bè dập dìu, múa lân trên sông để tống ôn, té nước) vào chiều 14/1 âm lịch vài ngày, người dân Xóm Chài sẽ cùng nhau tất bật chuẩn bị đầy đủ mâm cúng cầu bình an, may mắn. Đồng thời, tại sân Miễu Bà Xóm Chài, dưới sự hướng dẫn của những người đàn ông lớn tuổi, thanh niên trai tráng chung sức hoàn thành những chiếc tàu - bè chuẩn bị cho lễ hội Té nước.
Ngay thời điểm nước lớn, Ban tổ chức đưa tàu "Tống ôn" của xóm lên tàu lớn, bắt đầu diễu hành trên sông. Sau hơn 1 giờ diễu hành, đoàn tàu di chuyển ra giữa sông Hậu rồi làm lễ hạ thủy Tống ôn. Khi hoàn thành, người dân múc nước sông rửa tàu, tạt vào nhau. Đây là hình thức tống đi các xui xẻo, chúc nhau năm mới nhiều thuận lợi, bình an.
Ông Trần Văn Lộc cho biết thêm, mỗi kỳ lễ hội Tống ôn đều có hơn 100 ghe, tàu hộ tống bè thủy lục để tống ra sông lớn, với sự tham gia của hàng ngàn người. Ngót nghét đã hơn 100 năm, trải qua bao thế hệ, lễ hội luôn là niềm tự hào của người dân địa phương, năm sau tổ chức lại lớn hơn năm trước, đông người tham gia hơn năm trước.
Tham gia lễ hội, anh Dương Trí Đức, thương hồ tại Chợ Nổi Cái Răng cho biết, gia đình anh có nghề gia truyền là buôn bán trên sông nước, nên anh rất quan tâm đến lễ hội này, năm nào không tham gia được sẽ cảm thấy việc buôn bán kinh doanh không thuận buồm xuôi gió.
Lễ hội năm nay có phần quy mô hơn những năm trước, bao gồm phần lễ và hội. Riêng tại Xóm Chài, quận Cái Răng, người dân nơi đây rất quan tâm và xem đây là cơ hội để thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Ông Nguyễn Văn Minh, ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng cho biết bản thân ông đã cùng ông bà, cha mẹ tham gia lễ hội từ lúc còn nhỏ cho đến bây giờ khi ông đã trên 70 tuổi. "Lễ hội này hàng năm là cúng lệ, con cháu của Xóm Chài dù đi xa, thậm chí ở nước ngoài cũng sẽ thu xếp về dự lễ. Người đi đốn tre, người đi đốn trúc, người đi đốn chuối, người đi làm bè… để hoàn thành bổn phận con cháu trong lễ hội", ông Minh chia sẻ.
Ngoài Miễu Bà Xóm Chài (quận Cái Răng), Lễ hội Tống ôn hiện còn được lưu giữ tại nhiều địa phương ở Cần Thơ như: phường Thốt Nốt (quận Thốt Nốt), xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa, thị trấn Phong Ðiền (huyện Phong Ðiền), phường An Cư, phường An Bình (quận Ninh Kiều), phường Hưng Phú (quận Cái Răng)... Với những giá trị của lễ hội kèm theo sự chuẩn bị chu đáo của người dân, những năm gần đây, ngành du lịch Cần Thơ đã có những định hướng đưa lễ hội này trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo để bảo tồn và phát triển, góp phần thu hút thêm nhiều du khách đến với Cần Thơ trong dịp đầu Xuân.
Tin liên quan
-
Đời sống
Nét đẹp văn hóa các cộng đồng dân tộc tại Lễ hội chùa Ông
19:46' - 19/02/2024
Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông (ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chính thức khai mạc.
-
Đời sống
Độc đáo Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc trên Cao nguyên Đắk Lắk
17:09' - 19/02/2024
Ngày 19/2, Ủy ban nhân dân xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 8 - năm 2024.
-
Đời sống
Đặc sắc Lễ hội “rước người” ở đảo Hà Nam
10:30' - 17/02/2024
Lễ hội Tiên Công năm nay được tổ chức ở quy mô cấp thị xã, có 2 đoàn rước tập thể và 4 đoàn rước cá nhân. Ngoài ra, còn hơn 100 cụ Thượng dẫn lễ lên miếu Tiên Công.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xuân Ất Tỵ 2025: Kiều bào Việt Nam tại Nam Phi vui đón Tết
09:17'
Trong không khí đầm ấm, sum họp và hân hoan chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, tối 18/1 theo giờ địa phương, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức chương trình “Xuân Quê hương”.
-
Đời sống
Xuân Ất Tỵ 2025: Ấm áp “Xuân Quê hương” ở Slovakia
09:07'
Ngày 17/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia tổ chức chương trình “Xuân Quê hương 2025” mừng xuân Ất Tỵ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/1
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 19/1 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/1, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 1, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đầm ấm “Xuân quê hương 2025” tại Nhật Bản
21:52' - 18/01/2025
Tối 18/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã chủ trì, phối hợp cùng các Hội đoàn, doanh nghiệp Việt tại Nhật Bản cùng tổ chức chương trình gặp gỡ “Xuân quê hương 2025” tại thủ đô Tokyo.
-
Đời sống
Ấm áp Tết nhân ái tại Bình Phước
20:29' - 18/01/2025
Ngày 18/1, hàng ngàn người dân huyện Phú Riềng (Bình Phước) phấn khởi đón Tết sớm trong Chương trình “Tết Nhân ái-Gắn kết cộng đồng” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Long Hà.
-
Đời sống
UNESCO khẳng định tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Việt Nam
20:28' - 18/01/2025
Ngày 17/1, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO đã có cuộc làm việc với ông Ernesto Renato Ottone Ramirez - Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách Văn hóa.
-
Đời sống
Làng mai vàng lớn nhất Tp. Hồ Chí Minh rộn ràng vụ Tết
14:06' - 18/01/2025
Những ngày này nông dân trồng mai xã Bình Lợi, (huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh) đang tất bật những công đoạn chăm sóc cuối cùng để đưa sản phẩm ra thị trường.
-
Đời sống
Những lưu ý đặc biệt khi cúng giao thừa Ất Tỵ 2025 để đón tài lộc
08:36' - 18/01/2025
Lễ giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu từ lúc hết giờ Hợi ngày 30 Tết và bước sang giờ Tý của ngày mùng 1 Tết.
-
Đời sống
Cách lựa chọn trái cây ngon, đẹp mắt cho ngày Tết
07:30' - 18/01/2025
Trái cây là một trong những vật không thể thiếu của mỗi nhà khi Tết đến xuân về. Bnews giới thiệu cách chọn một số loại trái cây tươi ngon, trưng Tết.