Độc đáo nghi thức “rước rể” của người Ê Đê
Đây là hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023.
Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, văn hóa truyền thống của người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ. Bao đời nay, người Ê Đê quan niệm khi sinh con thì công sinh thành nuôi dưỡng, mang nặng đẻ đau là người mẹ. Con cái sinh ra phải mang họ của mẹ. Phụ nữ Ê Đê có vai trò đặc biệt trong gia đình; trong đó, cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Khi người con gái Ê Đê “ưng bụng” chàng trai nào sẽ về báo cho cha mẹ, nhờ người mai mối hỏi cưới chồng.
Theo phong tục của người Ê Đê, thông thường sau mùa rẫy, lúa gạo đầy kho, nhà đã chuẩn bị trâu, bò, gà, heo…, cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Lễ hỏi chồng gồm các nghi thức: Lễ hỏi (lễ đưa vòng), lễ thỏa thuận thủ tục “Gửi dâu”, lễ rước rể, đón rể vào nhà. Nhà trai được đặc quyền thách cưới và nhà gái lo mọi chi phí cưới hỏi. Lễ rước rể sẽ diễn ra khi đã hết thời gian thỏa thuận ở dâu bên nhà trai (1 - 3 năm), nhà gái đã giao đủ khoản thách cưới như được ấn định lúc hôn ước và hai bên gia đình chấp nhận cho đôi vợ chồng về nhà cha mẹ vợ ở.
Đoàn rước rể từ nhà trai di chuyển về nhà gái, trên đường thường bị các tốp thanh niên (bạn bè, anh chị em nhà gái) trêu chọc, chặn lại, đòi quà. Đoàn rước rể muốn vượt qua những chướng ngại cản trở, đại diện gia đình chú rể phải trao cho họ một chiếc vòng đồng. Người Ê Đê quan niệm rằng, trên đường đi gặp nhiều thử thách, cản trở thì hôn nhân sẽ vượt qua được nhiều khó khăn. Từ đó, cuộc sống ngày càng bền vững, hạnh phúc, làm ăn giàu sang, sinh đẻ được nhiều con cái. Chiếc vòng đồng được coi như là lời cam kết thủy chung.
Về nhà gái, già làng thay mặt hai họ giới thiệu ông cậu, bố, mẹ, chị em nhà trai, nhà gái và họ hàng hai bên; sau đó diễn ra lễ xin phép cha mẹ chồng, lễ công nhận cho đôi vợ chồng. Sau buổi lễ, hai người đã chính thức gọi nhau là vợ chồng. Chiếc vòng đồng được đeo vào tay đôi vợ chồng trẻ với ý nhắc nhở sống thủy chung. Nếu ai trả lại vòng, thay lòng đổi dạ hay làm điều gì sai trái trong hôn nhân sẽ phải bồi thường lại đầy đủ sính lễ của lễ cưới.
Sau đó, đôi vợ chồng trẻ cầm mỗi người một cần rượu, uống đổi cần cho nhau với ý nghĩa cuộc đời của hai vợ chồng kéo dài mãi. Sau đó, ông cậu nhà gái trao đầy đủ sính lễ như đã giao ước cách đây ba năm với nhà trai. Gia đình, họ hàng, bạn bè trao quà cưới cho đôi vợ chồng trẻ.
Sau khi các nghi thức kết thúc, đôi vợ chồng sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu tiên tại nhà vợ. Già làng thay mặt cho hai họ và đôi vợ chồng trẻ bày tỏ lòng cảm ơn, báo cho mọi người biết việc cưới xin đã xong xuôi tốt đẹp. Mọi người cùng ăn cơm chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột Phạm Tiến Hưng, ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, người dân Ê Đê tổ chức lễ cưới hiện đại hơn. Thông qua hoạt động trình diễn, Ban Tổ chức mong muốn, thế hệ trẻ tìm hiểu, tiếp cận phong tục, tập quán truyền thống, giữ gìn, bảo tồn các nghi thức cưới hỏi - minh chứng cho nét đẹp trong văn hóa truyền thống mẫu hệ, một nét sinh hoạt văn hóa hôn nhân độc đáo của đồng bào Ê Đê ở Tây Nguyên.
Tin liên quan
-
Đời sống
Những người mẹ “đặc biệt” của trẻ em khuyết tật
10:08' - 19/11/2023
Tại Làng trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh có một lớp học dành cho những em nhỏ bị khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển. Để có thể giảng dạy và duy trì lớp học, giáo viên luôn phải nỗ lực, cố gắng nhiều lần.
-
Đời sống
Nhân lên hành động đẹp vì môi trường xanh
07:00' - 18/11/2023
Nhiều năm qua, tuổi trẻ Bến Tre triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả, thiết thực gắn với các hoạt động trọng tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 29/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 29/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 29/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Người cao tuổi nhất Nhật Bản qua đời ở tuổi 115
16:06' - 28/04/2025
Theo thông báo ngày 28/4 của Bộ Y tế Nhật Bản, cụ bà Okagi Hayashi - người cao tuổi nhất ở nước này - đã qua đời vì suy tim vào sáng 26/4, hưởng thọ 115 tuổi.
-
Đời sống
Lịch trình chi tiết các chương trình nghệ thuật chào mừng 30/4 tại các địa phương
16:04' - 28/04/2025
Tổng hợp lịch trình sự kiện văn hóa nghệ thuật dịp 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương: biểu diễn ánh sáng, nhạc hội, chương trình thực cảnh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 28/4
05:00' - 28/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 28/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 28/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
07:00' - 27/04/2025
Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý và nằm cách đảo Phú Quý 38 hải lý về Đông Nam. Đảo có chiều dài khoảng 900 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất khoảng 115 m tính từ mặt biển.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 27/4
05:00' - 27/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 27/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 27/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”
19:18' - 26/04/2025
Từ 18 giờ 30 phút đến 22 giờ 30 phút ngày 27/4, Công an thành phố Hà Nội hạn chế các phương tiện di chuyển qua khu vực Công viên Thống Nhất, đặc biệt trên tuyến Trần Nhân Tông.
-
Đời sống
Hồ Than Thở "thay áo mới", đưa Đà Lạt vào bản đồ công viên ánh sáng châu Á
09:51' - 26/04/2025
Delight Park Đà Lạt là công viên hoa, ánh sáng nghệ thuật lớn nhất Việt Nam nằm trên diện tích 39 ha thuộc Khu du lịch hồ Than Thở và Đồi thông hai mộ trước đây.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 26/4
05:00' - 26/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 26/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 26/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.