Đốc thúc, gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công năm 2021
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng vừa công bố Báo cáo đầu tư công tại 6 tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Theo đó, số vốn giải ngân đến hết ngày 30/11/2021 của 6 địa phương nói trên là 18.288,782 tỷ đồng, đạt 67,74% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm, đồng thời cao hơn bình quân cả nước là 63,86%. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện giải ngân đầu tư công, các địa phương đều gặp phải khó khăn chung do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tác động lớn đến các hoạt động của dự án, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài… Ghi nhận những khó khăn mà các địa phương đang phải đối mặt song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, trong cùng mặt bằng chính sách, cùng khó khăn, tỷ lệ giải ngân của các địa phương rất lại khác nhau. Trong số 6 địa phương, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất đạt 70,11%, còn 2 địa phương dưới 60%. “Thực tế đó cho thấy, nguyên nhân chính là do tổ chức chỉ đạo, điều hành của mỗi địa phương”, Thứ trưởng Phương nhấn mạnh. Vấn đề kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn kế hoạch năm 2021 sang năm 2022; điều chỉnh giảm kế hoạch vốn nước ngoài năm 2021, ông Đỗ Thành Trung, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn thì giải ngân chỉ trong một năm, việc kéo dài vốn chỉ xem xét với từng dự án và chỉ trong trường hợp bất khả kháng. "Thời gian qua, Chính phủ đã báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc kéo dài giải ngân vốn kế hoạch năm 2021, nhưng Uỷ ban thường vụ Quốc hội không đồng ý, yêu cầu thực hiện đúng quy định. Hay kiến nghị cắt giảm vốn ODA, Chính phủ đã báo cáo nhưng Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thông qua, yêu cầu các địa phương tập trung triển khai tốt”, ông Trung cho biết. Vì thế, việc kéo dài vốn kế hoạch năm 2021 sang năm 2022 hay trả lại vốn ODA năm 2021 để bố trí lại sau như kiến nghị của các địa phương là rất khó. Theo quy định, hết niên độ kế hoạch năm 2021 mà không giải ngân hết thì sẽ bị thu hồi và trừ luôn ở kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, không được bố trí lại. “Việc dự án không giải ngân hết dẫn đến bị thu hồi vốn là rất đáng tiếc và gây nhiều hệ lụy mà địa phương phải giải quyết. Trong trường hợp bị thu hồi vốn về, để dự án không bị dở dang, địa phương sẽ phải dùng dự toán năm 2022 của dự án khác để bố trí hoặc phải cắt giảm dự án khởi công mới khác. Các địa phương phải rất lưu ý để tập trung, quyết liệt giải ngân trong thời gian còn lại của năm”, Thứ trưởng Phương lưu ý.
Thời gian từ nay đến khi kết thúc niên độ ngân sách năm 2021 không còn nhiều, để bảo đảm đạt được mục tiêu đã đề ra, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa có văn bản đề nghị các bộ, cơ quan cần tập trung vào 4 nội dung. Đó là, tiếp tục có giải pháp thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 19/6/2021, Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.
Việc xây dựng cụ thể kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cho từng dự án; tổ chức đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, bảo đảm tiến độ đề ra; đẩy nhanh tiến độ giải ngân phải gắn với việc kiểm soát chất lượng và thực hiện theo đúng quy định. Cùng đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, khẩn trương có văn bản cam kết về tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2021, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 kéo dài sang năm 2021 phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt 100%. Cùng với đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu khẩn trương tổng hợp trong Báo cáo chung về tình hình, kết quả kiểm tra của các Tổ công tác; trong đó, báo cáo rõ về tình hình giải ngân của các bộ, cơ quan trước khi kiểm tra, các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân (khách quan, chủ quan) ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, các kiến nghị (nếu có), cam kết về tỷ lệ giải ngân khi kết thúc niên độ ngân sách năm 2021. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định tại Quyết định số 1962/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất có thể
14:54' - 15/12/2021
Từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng yêu cầu phải phấn đấu giải ngân tới mức cao nhất. Các bộ cần rà soát, tháo gỡ khó khăn để các địa phương có đủ điều kiện giải ngân, triển khai dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ sẽ thay chủ đầu tư dự án đầu tư công không đủ năng lực
09:29' - 15/12/2021
UBND thành phố Cần Thơ vừa triển khai kế hoạch giao vốn đầu tư công năm 2022 cho 30 đơn vị, gồm 21 sở ngành và 9 quận, huyện với tổng vốn 6.792,3 tỷ đồng để thực hiện các dự án, công trình ở địa bàn.
-
Tài chính
Khánh Hòa bố trí trên 20.611 tỷ đồng đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025
18:40' - 13/12/2021
Khánh Hòa vừa thông qua kế hoạch chính thức về đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025 với tổng nguồn vốn trên 20.611 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn đầu tư công cho các dự án quan trọng
10:33' - 13/12/2021
Năm 2022 tỉnh Bến Tre ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án, công trình thanh toán nợ, công trình đang triển khai thi công có tiến độ tốt, các công trình quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.