Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” quan trọng để tăng trưởng kinh tế
Tận dụng “thời cơ vàng” để đẩy nhanh sự phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn trong nước, cũng như thể hiện sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc đón các “đại bàng công nghệ” hàng đầu trên thế giới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chìa khóa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Trong thời gian vừa qua, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm; là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để hình thành lực lượng sản xuất hiện đại, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng. Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57 (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Để triển khai Nghị quyết 57, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03 ngày 09/01/2025, phê duyệt Chương trình hành động với 41 chỉ tiêu và 140 nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Mới đây, tại Hội nghị về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để phát triển đất nước; trong đó, người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.Đứng trước xu thế mới, từ đầu năm đến nay, hàng loạt các sự kiện về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đã được diễn ra. Tại “Diễn đàn Đầu tư Việt Nam” và chuỗi hoạt động kết nối trong khuôn khổ Triển lãm SEMICON Korea 2025, được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc mới đây, Việt Nam đã giới thiệu tiềm năng trong ngành bán dẫn, khẳng định cam kết phát triển lĩnh vực công nghệ cao và tăng cường hợp tác quốc tế.
Qua sự kiện nhằm thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ cao của Việt Nam. Hay tại chương trình kết nối hợp tác bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản, vùng Kyushu - thủ phủ công nghệ cao của Nhật Bản đang tìm kiếm các cơ hội hợp tác với Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, những năm gần đây, sự dịch chuyển của các chuỗi sản xuất chất bán dẫn toàn cầu đã và đang mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút được các "đại bàng công nghệ đến làm tổ" và ngành công nghiệp bán dẫn trong nước có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Theo ông Lee Dong-Chul, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hana Micron, Việt Nam đang là một môi trường đầu tư năng động với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ, hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí hợp lý, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ cao. Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, Việt Nam đã hội tụ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các đối tác trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và AI. Theo đó, có thể kể đến như Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định và quyết tâm chính trị cao trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các ngành công nghệ cao. Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số hơn 100 triệu dân, đang trong thời kỳ dân số vàng, có thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và có năng lực tiếp cận khoa học công nghệ và các lĩnh vực STEM được đánh giá cao. Theo Bloomberg Intelligence, thị trường bán dẫn toàn cầu đạt 500 tỷ USD vào cuối năm 2024, với AI đang dẫn dắt nền kinh tế số. Sự đột phá của DeepSeek-R1, mô hình AI mã nguồn mở đạt hiệu năng tương đương chỉ với một phần ba năng lượng tính toán so với các mô hình hàng đầu, đã tạo ra làn sóng chuyển đổi thị trường trị giá 1,2 nghìn tỷ USD và thúc đẩy nhu cầu cấp thiết về giải pháp điện toán hiệu quả. “Đứng trước xu hướng bùng nổ này, Việt Nam tận dụng cơ hội với chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm trợ cấp chi phí sản xuất chip và AI. Chính phủ chú trọng vấn đề đào tạo bài bản về AI và bán dẫn, cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên ngành bán dẫn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm chia sẻ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với bài toán phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh với quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Để biến thách thức thành động lực, Việt Nam đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình trong ngành AI và bán dẫn. Chính phủ đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, việc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đóng vai trò then chốt. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo khoảng 50.000 nhân lực cho lĩnh vực bán dẫn vào năm 2030, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của ngành công nghiệp chiến lược này. Ông Ishikawa Isamu, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong cuộc họp đánh giá giữa kỳ thuộc khuôn khổ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới mới được tổ chức gần đây, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn đã được xác định là một trong những nội dung trọng tâm. Việt Nam hiện đang sở hữu một lực lượng nhân lực khoa học - công nghệ ưu tú và đang đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực bán dẫn trên phạm vi toàn quốc. Trong khi đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển mạnh mẽ, với nhu cầu nhân lực ngày càng cao.
“Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai quốc gia, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành công nghiệp chiến lược này”, Phó Đại sứ Ishikawa Isamu khẳng định.
Cùng với đó, trong năm 2025, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tiếp tục phối hợp cùng các đối tác tiềm năng để triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp, quảng bá tiềm năng của Việt Nam tới các đối tác quốc tế… Đặc biệt, trong tháng 3 tới đây, Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025” sẽ diễn ra với chủ đề: “Kiến tạo tương lai: Kết nối AI & Công nghệ bán dẫn toàn cầu”. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng về sự kết hợp giữa AI và bán dẫn, mang đến cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất và khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Cùng với đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư đã khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Đây không chỉ là động lực quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. “Trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ cao đang định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, đây chính là thời điểm vàng để các “đại bàng” công nghệ chọn Việt Nam làm điểm đến chiến lược”, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Vũ Quốc Huy nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Việt Nam toàn cầu 2025 tại Singapore - Kết nối tri thức Việt
08:12' - 21/02/2025
Sự kiện VGIC 2025 có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Việt Nam, khoảng 100 nhà đổi mới sáng tạo là các chuyên gia, doanh nhân người Việt hoặc gốc Việt tại Singapore và toàn cầu.
-
Công nghệ
Thanh Hóa: Cập nhật kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
07:18' - 13/02/2025
Ngày 10/2, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức với chuyên đề Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ phủ công nghiệp đột phá đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
10:47' - 31/01/2025
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục duy trì vị thế cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo – “đòn bẩy” đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
13:35' - 27/01/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:39'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:30'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 19/4 dự kiến khánh thành, thông xe 5 dự án cao tốc Bắc – Nam
22:17'
Ngày 19/4 dự kiến khánh thành 5 dự án, dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:12'
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp
21:23'
Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ sữa giả 500 tỷ đồng
21:05'
Trong 4 năm (năm 2021 – 2024) lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới
20:34'
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới mục tiêu kim ngạch song phương 150 tỷ USD
20:09'
Việt Nam - Hàn Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động đã thống nhất, hướng tới mục tiêu kim ngạch song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính
20:08'
Chiều 14/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.