Đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng hàng đầu
Chính phủ Việt Nam luôn coi đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các chính sách khuyến khích kinh tế đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) phát triển; đồng thời, cải cách thể chế về đầu tư mạo hiểm để các dòng vốn đầu tư mạo hiểm có thể tìm đến các startup một cách thuận lợi nhất.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng. Phóng viên:Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động, tiên phong trong việc tạo kênh đối thoại và kết nối nguồn lực giữa các quỹ đầu tư lớn quốc tế với Chính phủ, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc này? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế đổi mới sáng tạo. Trên thế giới đang xuất hiện một làn sóng đầu tư kiểu mới, đầu tư mạo hiểm hướng tới các doanh nghiệp công nghệ, nhất là ở các thị trường có nhiều tiềm năng, cơ hội tăng trưởng. Ví dụ điển hình là Quỹ đầu tư Vision Fund do Công ty Softbank của Nhật khởi xướng với nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ USD. Nắm bắt được xu hướng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tiếp xúc, trao đổi với các quỹ đầu tư quốc tế, đối thoại với họ để thu hút đầu tư của họ vào Việt Nam.Với vai trò là cơ quan tham mưu về kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nhiều hoạt động để tạo các diễn đàn, các kênh đối thoại giữa các nhà đầu tư quốc tế lớn với Chính phủ, các bộ, cơ quan của Việt Nam.
Những hoạt động này cũng là để thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; trong đó, có chủ trương điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng nâng cao chất lượng đầu tư, tạo sự lan tỏa về công nghệ để góp phần nâng cao nội lực của nền kinh tế. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhất để doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam sớm tham gia CMCN 4.0.Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, trong bối cảnh CMCN 4.0, cơ hội dành cho khu vực tư nhân tiếp cận cuộc chơi về đổi mới sáng tạo sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đảng và Chính phủ luôn đánh giá cao vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế và đã có nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Trong bối cảnh CMCN 4.0, chắc chắn vai trò của khu vực tư nhân lại càng được khẳng định.Các công nghệ mới của CMCN 4.0 đang lan tỏa nhanh chóng và khu vực tư nhân là thành phần năng động nhất trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ này. Có thể nói các doanh nghiệp tư nhân đang đi trước trong cuộc chơi đổi mới sáng tạo, nhất là trong các các ngành dịch vụ.
Nhận thức được vai trò của khu vực tư nhân, các chính sách về CMCN 4.0 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng đều hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; đồng thời tạo dựng một môi trường thể chế tốt nhất để họ phát triển. Đặc biệt, việc tổ chức Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 (Vietnam Venture Summit 2019) vừa qua là một hoạt động cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hỗ trợ khu vực tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn cần thiết để họ có thể phát triển và vươn lên, đóng góp tích cực cho tăng trưởng và cạnh tranh của nền kinh tế. Phóng viên: Bộ trưởng có thể truyền tải thông điệp của Chính phủ mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đại diện tới cộng đồng nhà đầu tư trong việc thu hút đầu tư cho đổi mới sáng tạo? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Việt Nam có quy mô thị trường lớn với gần 100 triệu dân, đang phát triển nhanh đối với các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, có tầng lớp trung lưu và khả năng chi tiêu ngày một tăng. Quan trọng hơn, Việt Nam có dân số trẻ, 67% dân số sử dụng Internet, 57% dân số tích cực sử dụng mạng xã hội và 73% dân số có điện thoại di động cá nhân.Hơn nữa, thái độ của người Việt Nam đối với công nghệ rất tích cực. 61% người Việt tin rằng các công nghệ mới mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro và 63% thích hoàn thành nhiệm vụ bằng kỹ thuật/công nghệ hơn vào bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn cung cấp kỹ sư công nghệ đông đảo, kỹ năng cao, được thừa nhận trên thị trường thế giới.
Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Năm 2018 ước tính Việt Nam có hơn 3.000 startup, được cho là lớn thứ ba ở châu Á. Lượng vốn đầu tư vào các startup cũng tăng cao trong các năm gần đây. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đổi mới sáng tạo của Việt Nam sẽ bùng nổ trong thời gian tới, hứa hẹn là một thị trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Chính phủ Việt Nam coi đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trong hàng đầu trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các chính sách khuyến khích kinh tế đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi tối đa cho các startup phát triển, đồng thời cải cách thể chế về đầu tư mạo hiểm để các dòng vốn đầu tư mạo hiểm có thể tìm đến các startup một cách thuận lợi nhất. Thu hút đầu tư mạo hiểm sẽ trở thành một trọng tâm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới. Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài (gắn với mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam; đào tạo ươm mầm…) sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện như thế nào trong thời gian tới? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tôi cho rằng, trong bối cảnh CMCN 4.0, nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu để các quốc gia có thể tiếp cận, khai thác các lợi ích của CMCN 4.0. Ngày nay, tri thức của con người; trong đó bao gồm trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo, là đầu vào có tính quyết định của mô hình tăng trưởng mới. Do đó, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trọng tâm của Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng. Để hiện thực hóa chủ trương đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã thực hiện nhiều hoạt động cụ thể để tăng cường nguồn lực con người của đất nước.Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam để quy tụ, thu hút nhân tài công nghệ người Việt Nam trên khắp thế giới. Mạng lưới này là hạt nhân để phát triển các hoạt động đào tạo, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ. Ví dụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt (VietAI) tổ chức các khóa đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) và các cuộc thi công nghệ AI.
Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CMCN 4.0. Cùng với các đối tác của mình Trung tâm sẽ tổ chức các hoạt động đào tạo cho các doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, nhân lực của các công ty và cán bộ cho các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nhà nước; đồng thời, Trung tâm sẽ có quỹ để hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng cần hỗ trợ, góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho nền kinh tế khi Việt Nam tham gia CMCN 4.0. Ở tầm quốc gia, Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng sẽ có các giải pháp chính sách để thúc đẩy công cuộc đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0.Hệ thống giáo dục và đào tạo sẽ có những điều chỉnh, mở rộng để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ của CMCN 4.0; đồng thời, Chính phủ cũng sẽ xây dựng các chương trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho công nhân có nhu cầu chuyển đổi công việc và xây dựng các chương trình đào tạo công nghệ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội để không ai bị bỏ lại phía sau khi đất nước thực hiện CMCN 4.0.
Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
SK Group tài trợ xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam
10:05' - 09/06/2019
Ngày 9/6, SK Group - Tập đoàn lớn thứ 3 của Hàn Quốc đã công bố kế hoạch tài trợ 30 triệu USD hỗ trợ dự án xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Đưa Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật vào hoạt động
13:37' - 10/04/2019
Ngày 10/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty Ericsson (Thụy Điển) tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub).
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn với cộng đồng doanh nghiệp
19:24' - 05/04/2019
Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn CEO 2019 với chủ đề “Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: bứt phá từ tư duy đến hành động”, chiều 5/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.