Đối tác Singapore quan tâm tới nguồn cung vải thiều chất lượng cao
Hội nghị do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với Liên đoàn Sản xuất Singapore (SMF) tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Singapore là đất nước có nền kinh tế phát triển thuộc nhóm năng động bậc nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại với Việt Nam.
Singapore đang phải nỗ lực và khẩn cấp đa dạng hóa nguồn cung, nguyên liệu sản xuất trong bối cảnh nguồn cung từ thị trường Trung Quốc bị gián đoạn bởi dịch COVID-19. Quốc gia này đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm giúp nước này bù đắp sự thiếu hụt hàng hóa, nhất là các sản phẩm về nông sản, thủy sản, thực phẩm và xây dựng.
Cục trưởng Vũ Bá Phú cho rằng, hội nghị giao thương trực tuyến này sẽ góp phần cùng giúp doanh nghiệp hai nước vượt qua thời kỳ khó khăn và đóng góp vào sự phát triển quan hệ thương mại bền vững Việt Nam - Singapore.
Tại hội thảo, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang đã giới thiệu tới các doanh nghiệp Singapore những mặt hàng nông sản chủ lực nói chung và vải thiều nói riêng của tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, ông Tấn cũng giới thiệu về tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa tỉnh Bắc Giang với các doanh nghiệp Singapore. Một số đầu mối nhập khẩu trái cây của Singapore bày tỏ rất quan tâm tới nguồn cung vải thiều chất lượng cao của Bắc Giang.
Đánh giá cao tiềm năng về hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm của Việt Nam, ông Douglas Foo, Chủ tịch Liên đoàn Sản xuất Singapore và đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Singapore cho biết, Việt Nam và Singapore đã ký một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, cả Việt Nam và Singapore đều tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tạo cơ hội lớn để hai bên tăng cường hợp tác thương mại với nhau.
Ông Douglas Foo bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ vào sự hợp tác với các cơ quan chính phủ, hiệp hội thương mại và doanh nghiệp Việt Nam.
Nhấn mạnh vào tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Singapore, bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore cho biết, thương mại hai nước bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận lợi để hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm Việt Nam có thể mở rộng thị phần tại thị trường Singapore.
Để kinh doanh thành công bà Trần Thu Quỳnh cho biết, dịch COVID-19 gây khó khăn nhưng cũng mở ra khả năng giảm chi phí thuê văn phòng, cửa hàng, giảm chi phí cho marketing trên báo chí, truyền hình… Từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn lực (con người, thời gian, tài chính) để đầu tư vào các giải pháp lâu dài.
Cùng với đó là xu hướng gia tăng hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khối ASEAN để cùng vượt qua khủng hoảng, tạo tiền đề hình thành nền kinh tế tuần hoàn.
Theo bà Trần Thu Quỳnh, để thích nghi với tình hình mới, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cho thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ở thị trường Singapore. Cụ thể, người tiêu dùng Singapore giảm chi tiêu vào các thực phẩm đắt tiền, tìm mua những sản phẩm tiện ích, dễ sử dụng, sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và điều kiện thị trường như đồ ăn chay, thực phẩm chế biến sẵn và sạch, những sản phẩm Halal…
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nghịch lý của chuỗi cung ứng. Mọi mắt xích trong chuỗi đều có nguy cơ khủng hoảng. Vì vậy, doanh nghiệp cần củng cố xây dựng mạng lưới từ người trồng đến khâu tiêu thụ, nhằm tạo năng lực sẵn sàng thích ứng, đa dạng hóa rủi ro; cần tiến tới cùng điều phối hoạt động sản xuất trong ngành hàng và tổ chức khâu vận chuyển.
Mặt khác, bà Trần Thu Quỳnh cũng khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn xa hơn khủng hoảng như chuyển đổi số từ thương mại điện tử đến giao thương điện tử. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần xây dựng giải pháp xác thực chất lượng hàng hóa; kiểm dịch chất lượng qua trí tuệ nhân tạo.
Các doanh nghiệp cũng cần tận dụng kênh thương mại điện tử để kinh doanh bởi thương mại điện tử tại Singapore bùng nổ trong mọi lĩnh vực nhưng công nghiệp thực phẩm vẫn là lĩnh vực ít đầu tư về công nghệ nhất. Các doanh nghiệp cần tham gia bán hàng trên mạng với chiến lược cụ thể và chính sách đặc thù.
Bà Trần Thu Quỳnh cũng lưu ý, hiện nay, tại Singapore, nhiều doanh nghiệp tham gia bán hàng trực tiếp đến tận người tiêu dùng, do đó, các thương nhân, người mua trung gian, nhà phân phối cần xác định nguy cơ để chuẩn bị.
“Doanh nghiệp Việt Nam và Singapore cần hợp tác về vốn, công nghệ, nhãn hàng, mạng lưới tiêu thụ để nâng quy mô sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm”, bà Trần Thu Quỳnh gợi ý.
Để thúc đẩy hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm Việt Nam sang thị trường Siangapore, Thương vụ Việt Nam tại Singapore sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trưng bày hàng hóa miễn phí tại phòng trưng bày của Thương vụ, tạo gian hàng ảo tại website Thương vụ.
Ngoài ra, Thương vụ cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong nghiên cứu thị trường thông qua việc bán thử hàng trên các ứng dụng thương mại điện tử của sở tại như Redmart, Ezbuy, Eamart, Market Fresh…, bà Trần Thu Quỳnh thông tin thêm.
Về phía Cục Xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú cam kết luôn sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam - Singapore có thêm nhiều cơ hội kết nối kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng chờ tăng giá xăng dầu
19:35' - 27/05/2020
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo nguồn cung và thực hiện các quy định về kinh doanh xăng dầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lưu ý quy định của Indonesia về xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ thô và gạo
12:25' - 23/05/2020
Bộ Thương mại Indonesia đã công bố Quy định về việc bắt buộc sử dụng tàu vận tải biển và dịch vụ bảo hiểm của các công ty Indonesia trong hoạt động xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ và gạo với các nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ xem xét quy định về đăng ký mã số mã vạch với hàng xuất khẩu
17:57' - 22/05/2020
Bộ Công Thương sẽ xem xét lại quy định về việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Nam Tp.Hồ Chí Minh sẽ được định hướng phát triển như thế nào?
16:17'
Định hướng phát triển Quận 7 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 sẽ thành trung tâm y tế, giáo dục, thể thao chất lượng cao ở phía nam Tp.Hồ Chí Minh; phát triển dịch vụ, thương mại kết hợp du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/7, VEC sử dụng hóa đơn điện tử trên các tuyến cao tốc
15:42'
Kể từ 0h00’ ngày 1/7/2022 các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác sẽ không phát hành hóa đơn tự in (hoặc hóa đơn in sẵn) thay vào đó là hóa đơn điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Hành trình không chỉ trải hoa hồng
15:40'
Chương trình phục hồi kinh tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Sự thay đổi về chỉ đạo điều hành kịp thời đã giúp khôi phục nhanh chóng các hoạt động kinh tế và giảm dần sự bất ổn về môi trường kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khách qua sân bay Nội Bài liên tục lập đỉnh mới, vượt công suất thiết kế
15:26'
Sản lượng vận chuyển tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang quay trở lại mức tăng trưởng “nóng”, vượt công suất thiết kế của nhà ga hành khách quốc nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ thanh tra trách nhiệm người đứng đầu nếu "chây ỳ" trả vốn tạm ứng dự án đầu tư công
15:26'
Mới đây, Sở Tài chính thành phố Hà Nội có Công văn đề nghị UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi các khoản tạm ứng từ ngân sách đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong tháng 6, lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng đột biến
14:57'
Trung bình mỗi ngày Phú Quốc đón khoảng 140 chuyến bay, hơn 40 chuyến phà, tàu cao tốc đi và đến, với hàng chục ngàn lượt khách.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công 32 dự án giao thông trọng điểm
14:51'
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong 6 tháng cuối năm, 32 dự án sẽ phải hoàn thành các thủ tục để khởi công và 24 dự án có kế hoạch phải hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá nhiên liệu tăng cao mỗi tháng các hãng hàng không bị lỗ hàng trăm tỷ đồng
13:44'
Mặc dù thị trường hàng không nội địa phục hồi tốt nhưng do giá nhiên liệu tăng cao nên các hãng hàng không Việt Nam vẫn lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc
13:07'
Đề án, đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được 23 tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc và dự kiến, năm 2022 sẽ công bố thêm ít nhất 22 tiêu chuẩn quốc gia.