Đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may sụt giảm
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nên ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam bị cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu.
Mặc dù 8 tháng năm 2019, sản xuất và xuất khẩu dệt may đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, tuy nhiên do các đơn hàng liên tục thay đổi, nên các doanh nghiệp cần phải có nhiều biện pháp nhằm thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, đến thời điểm hiện tại tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp không được khả quan so với năm 2018. Theo đó, một số doanh nghiệp các đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm lượng nhập hàng. Trong khi đó, mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng. Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì thời điểm năm 2019 chỉ ký được các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo tháng. Tâm lý chung của người mua đều lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ leo thang, nên các đơn hàng bị “chia nhỏ” thay vì đặt số lượng lớn như những năm trước. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, thiếu đơn hàng không phải ở tất cả các doanh nghiệp dệt may, chỉ ở một số đơn vị, một số mặt hàng. Do chính sách tiêu dùng của một số nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản có một số mặt hàng sức mua của họ giảm do thời tiết, chính sách tiêu dùng và ảnh hưởng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc. Theo ông Giang, ngành dệt may Việt Nam năm nay đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD. Thị trường lớn nhất vẫn là thị trường Mỹ chiếm khoảng 42% trong tổng xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào các thị trường thế giới.Thị trường thứ hai là EU, chiếm khoảng 21,5% so với mục tiêu đặt ra là 20%. Thị trường thứ ba là Nhật Bản chiếm 19,5%. Thị trường thứ tư là Hàn Quốc chiếm 14% so với mục tiêu đặt ra của ngành. Còn lại các nước khu vực Trung Đông.. là một trong những thị trường mới của ngành dệt may Việt Nam.
Ông Phí Việt Trịnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, các đơn hàng của May Hồ gươm đến thời điểm này kém so với thời điểm này năm ngoái, tuy nhiên đến nay May Hồ Gươm vẫn duy trì các đơn hàng đủ việc làm cho công nhân và rất kỳ vọng từ nay đên cuối năm lượng đơn hàng sẽ khả quan hơn bởi đặc thù của dệt may sẽ tập trung vào các tháng cuối năm. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu dệt may 8 tháng đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên đạt hơn đạt 412 triệu m2, tăng 10,5%; vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo hơn 786 triệu m2, tăng 9,9%; quần áo mặc thường đạt hơn 3.359 triệu cái, tăng 8,9% so với cùng kỳ./. >>>Dệt may xuất khẩu vào EU: Yêu cầu chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản xuấtTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nếu giảm giờ làm sẽ tác động ra sao đến doanh nghiệp dệt may?
08:58' - 30/08/2019
Đề xuất giảm giờ làm việc tiêu chuẩn từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang gây những tranh luận trong dư luận xã hội.
-
Doanh nghiệp
Ngành dệt may, da giày ảnh hưởng ra sao khi tỷ giá đồng nhân dân tệ giảm?
18:45' - 12/08/2019
Khi đồng Nhân dân tệ bất ngờ giảm mạnh khiến tỷ giá giá đồng tiền này so với đô la Mỹ rơi mức thấp nhất trong gần 10 năm qua sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành sợi Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.