Ngành dệt may, da giày ảnh hưởng ra sao khi tỷ giá đồng nhân dân tệ giảm?
Dưới sức ép gia tăng của cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái hạ giá đồng nội tệ, khiến tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng đô la Mỹ (USD) đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua - ở mức 7 NDT/USD. Việc này có tác động như nào tới các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày Việt Nam?
Ông Phí Việt Trịnh, Tổng Giám đốc, Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, May Hồ Gươm chuyên làm hàng xuất khẩu nên việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ cũng không ảnh hường nhiều đến mặt hàng xuất khẩu của công ty bởi hầu hết sản phẩm đều xuất khẩu các nước châu Âu, Nhật, Hàn Quốc... đồng tiền thanh toán cơ bản vẫn bằng USD.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, nhập khẩu giữa May 10 và các doanh nghiệp Trung Quốc không nhiều và đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD nên doanh nghiệp ảnh hưởng không nhiều. Nếu đồng NDT giảm nhiều, trong khi đồng USD tăng thì lại có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, bởi quy đổi từ đồng USD sang NDT doanh nghiệp sẽ được lợi ích cao hơn, ông Việt nêu rõ.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra, giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam trung bình mỗi tháng giảm khoảng 2,5%.
Đơn giá xuất khẩu sợi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã giảm từ mức trung bình 3,05 USD/kg xuống còn 2,99 USD/kg, giảm khoảng 1,97%.
Và đương nhiên khi đồng Nhân dân tệ bất ngờ giảm mạnh khiến tỷ giá giá đồng tiền này so với đô la Mỹ rơi mức thấp nhất trong gần 10 năm qua sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành sợi Việt Nam.
Khi mặt hàng sợi của Việt Nam vào Trung Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu là bông từ Mỹ. Nếu trong thời gian tới đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá thì mặt hàng sợi của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục gặp khó khăn.
Ông Vũ Đức Giang cho biết thêm, sợi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, trung bình hàng năm chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sợi của Việt Nam đi thế giới.
Đối với Trung Quốc, Việt Nam cũng là đối tác cung cấp sợi chính, với thị phần tăng trưởng liên tục.
Năm 2014, Việt Nam chỉ đứng thứ 3 nếu xét theo thị phần nhập khẩu sợi của Trung Quốc (sau Ấn Độ và Pakistan).
Đến năm 2017 và 2018, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ nhất, chiếm tới 30% thị phần nhập khẩu sợi của Trung Quốc, hơn cả Ấn Độ và Pakistan cộng lại.
Đại diện Công ty Sợi Đam San cho biết, trước đây doanh nghiệp bán sang Trung Quốc 1.400 tấn sợi nhưng hiện tại số lượng đang giảm sút mạnh thậm chí trong tháng 9 tới còn chưa có đơn hàng nào được ký. Nguyên nhân do giá bán giảm mạnh không bù được chi phí sản xuất.
Tính thêm yếu tố tỷ giá đồng Nhân dân tệ đang hạ giá, ngành sợi xuất khẩu từ Việt Nam càng khó khăn. Tới đây, phía Trung Quốc có động thái căng thẳng chắc chắn mặt hàng của công ty sẽ khó đảm bảo duy trì.
Theo một số doanh nghiệp sợi, hiện nay phía đối tác Trung Quốc đang ép giá doanh nghiệp sợi từ Việt Nam để giảm bớt biến động tỷ giá giữa đồng USD với đồng Nhân dân tệ.
Theo Hiệp hội Sợi Việt Nam, ước tính xuất khẩu của ngành sợi Việt Nam trong năm nay sẽ giảm từ 10-15% so với năm ngoái, giá xuất bán từ 3,5 USD/kg hiện xuống còn 2,8 USD/kg thì doanh nghiệp sẽ thiệt hại không dưới 500 triệu USD.
Theo các chuyên gia nguyên nhân có sự suy giảm xuất khẩu của ngành sợi Việt Nam vào Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua do các nhà nhập khẩu sợi của Trung Quốc, đa phần là các công ty kinh doanh thương mại lập tức cắt giảm số lượng sợi nhập khẩu để nghe ngóng tình hình thị trường.
Họ chỉ nhập khẩu số lượng tối thiểu, đủ để bán cho các nhà sản xuất, tuyệt đối không mua đầu cơ tích lũy như trước đây.
Điều này có thể Trung Quốc đang nhân cơ hội chiến tranh thương mại Trung – Mỹ để gây sức ép lên các nước xuất khẩu sợi nhằm giảm giá xuống mức thấp.
Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ bị giảm giá bán, họ còn chịu thêm thiệt hại vì đồng Nhân dân tệ mất giá do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Hiện tại, các doanh nghiệp sợi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do không có đơn hàng mới từ thị trường Trung Quốc hoặc khách trả giá rất thấp; các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) tuy vẫn có đơn hàng nhưng số lượng rất nhỏ; sự cạnh tranh gay gắt về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi đầu tư nước ngoài (FDI) trong nước, các doanh nghiệp từ các quốc gia cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan.
Bên cạnh đó là giá bán vẫn theo xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi, đồng thời Trung Quốc tung ra thị trường lượng bông dự trữ với số lượng lớn khiến giá bông giảm mạnh.
Đối với ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam – Lefaso, cho biết, hiện nay các doanh nghiệp ngành này phải nhập nguyên phụ liệu nhiều từ Trung Quốc.
Các giao dịch này chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có quy mô lớn và khối FDI, tuy nhiên các hợp đồng thực hiện thanh toán đều bằng đồng USD.
Nên trong ngắn hạn, các doanh nghiệp ngành da giày được hưởng lợi khi đồng NDT mất giá so với USD.
Về lâu dài, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ điều chỉnh lại chi phí sản xuất, tính toán giá xuất bán mới. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ít được hưởng lợi hơn do đã ký hợp đồng thanh toán theo đồng NDT cho các hợp đồng có quy mô nhỏ.
Lefaso hiện đang theo sát các diễn biến về hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của ngành để có thông tin kịp thời cho các thành viên, nhất là trong mùa làm hàng căng thẳng các quý cận cuối năm./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc tìm "lối ra"
14:48' - 12/08/2019
Giảm giá hàng hóa, tập trung kích cầu tiêu dùng trong nước, tìm kiếm thị trường mới là những giải pháp đang được các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc triển khai khi thương chiến Trung-Mỹ leo thang.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dệt may, da giày phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI
19:30' - 09/08/2019
Theo đánh giá chung của Bộ Công Thưng, hai ngành công nghiệp dệt may, da giày của Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI.
-
DN cần biết
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục gặp khó
15:56' - 08/08/2019
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục giảm sâu trong những ngày gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.