Đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng nhưng vẫn là "vùng trũng"
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ là vựa lúa lớn nhất của cả nước, là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản mà còn được biết đến là vùng có tiềm năng lớn về du lịch, công nghiệp chế biến....
Tuy nhiên, ĐBSCL hiện vẫn là “vùng trũng” của cả nước ở nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư...
Đặc biệt, vùng này đang đứng trước thách thức lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn gay gắt; trong khi đó, nguồn lực tài chính lại yếu kém.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã trao đổi với phóng viên BNEWS về những giải pháp để phát huy hiệu quả lợi thế mà khu vực ĐBSCL đang có.
BNEWS: Ông có thể đánh giá khái quát về tiềm năng phát triển của khu vực ĐBSCL ? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Vùng ĐBSCL là vùng đồng bằng trẻ với 4 triệu ha lúa và dân số khoảng 18 triệu người.Tiềm năng nổi bật nhất là nông nghiệp, đất đai trù phú, và có đến 60% nước ngọt của Việt Nam đổ về vùng này.
Thành tích nổi bật là 90% gạo xuất khẩu của Việt Nam là từ vùng này; 100% cá tra xuất khẩu cũng tại đây; tôm xuất khẩu 70%; trái cây là 40-50%...
Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL còn có lợi thế về chế biến nông sản; với lợi thế về mặt bờ biển, các ngành công nghiệp sạch (năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời) cũng có tiềm năng. Ngoài ra, vùng này còn là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam với các nước AEAN, các nước tiểu vùng sông MeKong; tận dụng rất tốt về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan gắn với nông nghiệp. BNEWS: Mặc dù tiềm năng là rất lớn như ông vừa phân tích, nhưng nguyên nhân vì sao khu vực này vẫn chưa phát huy và vẫn được cho là “vùng trũng” của cả nước trong nhiều lĩnh vực? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Trong thời gian qua, ĐBSCL có rất nhiều thành tựu, đặc biệt là về nông nghiệp: đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực, kể cả kinh tế cũng có nhiều mặt rất tốt.Tuy nhiên, chúng ta vẫn nghĩ vùng này chưa phát huy hết tiềm năng.
Nguyên nhân đầu tiên là việc định hướng phát triển cho vùng ĐBSCL chưa được rõ ràng.Mặc dù, vùng này có lợi thế về nông nghiệp nhưng hầu hết định hướng phát triển kinh tế của các tỉnh đều xây dựng rất nhiều các khu công nghiệp; trong đó, nhiều ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường; hạ tầng chưa tốt... tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp này chỉ chiếm từ 30-40%.
Do đó, tính gắn kết, định hướng phát triển các ngành chủ lực chưa rõ ràng, tính gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ chưa rõ.
Bên cạnh đó, các tỉnh đều thi đua, cạnh tranh lẫn nhau, thiếu sự điều phối toàn vùng, do đó có tình trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh nào cũng "đẹp" như nhau. Tỉnh nào cũng xúc tiến đầu tư, "trải thảm đỏ" để cạnh tranh thu hút đầu tư... Cuối cùng, nói một cách sòng phẳng, đầu tư vào vùng này ít, chưa tương xứng với tiềm năng, kể cả đầu tư nhà nước lẫn đầu tư tư nhân.Ngoài ra, đây còn là vùng trũng về nguồn nhân lực, do đó khó có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp...
BNEWS: Bên cạnh những nguyên nhân trên, theo ông đâu là những thách thức lớn nhất đối với quá trình phát triển của ĐBSCL hiện nay? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Như tôi đã nói, liên quan đến biến đổi khí hậu thì phải "thuận thiên", do đó mình phải thích ứng, thích nghi được; trong đó, cũng phải "thuận thủy", tức là về nguồn nước....Ví dụ: nếu có nước thì trồng lúa, còn hạn mặn thì chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Từ đó, chuyển thách thức thành cơ hội.
Ngoài ra, cũng cần phải tính toán lại, khi mà đã "thuận thiên, thuận thủy" rồi thì phải tạo ra những sinh kế mới phù hợp với những cơ hội có tính thị trường.Còn một điểm nữa, việc triển khai các giải pháp cũng cần phải có sự điều phối rất tốt giữa các ngành từ Trung ương đến địa phương.
BNEWS: Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của ĐBSCL, vậy theo ông làm sao để khu vực này có thể thích nghi và phát triển được ? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Theo tôi, việc cấp bách đầu tiên là phải có một "ông nhạc trưởng" để quy hoạch tích hợp lại. Hiện nay, tại khu vực ĐBSCL có khoảng hơn 2.000 quy hoạch của các cấp, các ngành.Do đó, các địa phương phải rà soát lại rồi đưa cho "ông nhạc trưởng" xây dựng bản phối tổng thể. Sau đó, các địa phương, các ngành dựa trên bản phối đó làm chi tiết.
Nếu làm được điều đó thì vẫn phải có một đơn vị chủ quản (ví dụ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhưng vẫn cần phải có một Hội đồng điều phối cấp vùng, việc này khó do Hiến pháp không cho phép. Tuy nhiên Hội đồng điều phối cấp vùng mà có sự phối hợp giữa các tỉnh và các cơ quan Trung ương thì tôi nghĩ rằng có thể được.Hội đồng điều phối cấp vùng ngoài việc hướng dẫn, chỉ đạo triển khai quy hoạch thì còn có vai trò rất quan trọng, dựa trên quy hoạch đó thiết kế một dự án tổng thể để có những chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi sinh kế cho người dân trong vùng.
Định hướng chính, phối hợp với các chuyên gia làm chi tiết cho các tiểu vùng.
Sau khi có quy hoạch, dự án tổng thể, thì Hội đồng điều phối còn một nhiệm vụ quan trọng nữa là phải có nguồn lực nhất định ở cấp Trung ương để làm những công trình chung cho vùng.Với cách làm linh hoạt, mềm dẻo như ban điều phối vùng, cơ chế đầu tư công cấp vùng, cơ chế thưởng phạt... tôi cho rằng sẽ phù hợp hơn.
BNEWS: Vậy theo ông có cần xây dựng cơ chế đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL không?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Đối với cơ chế đặc thù cho khu vực ĐBSCL, có một điểm lưu ý rằng đã có cơ chế đặc thù cho các đặc khu kinh tế, vùng trọng điểm kinh tế, khu công nghiệp... Do đó, không cần đòi hỏi một cách quá nhiều, hay như đòi một cấp chính quyền mà hiện nay trong Hiến pháp chưa có, thì tôi cho rằng là rất khó.
Ví dụ, đối với khu vực ĐBSCL có lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp chế biến... thì những đặc khu như vậy cũng phải được hưởng các quyền lợi như các Khu kinh tế. Về đầu tư thì cũng phải đảm bảo Nhà nước đầu tư hạ tầng đến chân hàng rào. Từ đó mới đủ hấp dẫn kéo các nhà đầu tư vào đặc khu của vùng. BNEWS: Ông có đề xuất chính sách gì giúp khai thác tối đa hiệu quả khu vực này? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Ngoài những cơ chế chính sách đặc thù cần cho vùng này, tôi cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp rất cần những việc cần làm ngay. Ví dụ, nếu xác định đây là vùng nông nghiệp trọng điểm thì phải có một chương trình về giống trọng điểm, làm sao trong 10 năm chúng ta phải đảm bảo về giống cho cây trồng, vật nuôi như các nền nông nghiệp hiện đại khác chủ động được về giống. Như vậy, khu vực này mới có thể đẩy nhanh nền nông nghiệp từ khai thác tài nguyên sang tận dụng khoa học kỹ thuật. Kèm theo đó, làm sao phải nâng cấp những Viện nghiên cứu vùng. Nếu muốn biến vùng ĐBSCL thành vùng nông nghiệp hàng đầu khu vực châu Á thì các Viện nghiên cứu vùng cũng phải đứng đầu khu vực châu Á. Còn nếu chúng ta muốn tận dụng tài nguyên như trước thì rất khó. Ngoài ra, trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng phải tính đến việc cho thí điểm thật mạnh các ban điều phối ngành hàng, làm sao để đưa bớt chức năng của nhà nước sang ban điều phối ngành hàng làm; đặc biệt là vấn đề về thị trường, thông tin thị trường, quản lý chất lượng... Cùng với đó, phải có cơ chế chính sách đặc biệt để chuyển đổi ngành nghề cho lao động trong khu vực này. BNEWS: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng công nghệ để nâng chất lượng sản phẩm cho khu vực ĐBSCL
09:00' - 27/10/2017
Để khai thác các tài nguyên bản địa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia cho rằng cần ứng dụng công nghệ, thúc đẩy và tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ĐBSCL phải có nền kinh tế nông nghiệp thông minh, bền vững
18:53' - 27/09/2017
Thủ tướng nhấn mạnh: ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam mà phải có nền kinh tế nông nghiệp thông minh, bền vững, có giá trị gia tăng cao ở khu vực và rộng hơn là Châu Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững ĐBSCL: Cần cân bằng yêu tố kinh tế, xã hội và môi trường
21:37' - 26/09/2017
Vì có nhiều yếu tố bất định, các địa phương cần tính toán cán cân được – mất trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam huy động hơn 7 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng công bằng
16:59'
Việt Nam xác định 24 dự án phù hợp JETP với tổng vốn cần huy động 7,04 tỷ USD, trong đó 3 dự án đầu tiên đã đạt thỏa thuận tín dụng từ các đối tác quốc tế thuộc nhóm IPG.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án “treo” Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
16:34'
Hiện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang tổng hợp trình UBND thành phố xem xét phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiết kế đồng bộ hệ thống giám sát điều hành giao thông cho Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
12:44'
Hiện nay, dự án thành phần 1A thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư đang triển khai thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.