Phát triển bền vững ĐBSCL: Cần cân bằng yêu tố kinh tế, xã hội và môi trường
Ngày 26/9, trong khuôn khổ Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức phiên chuyên đề về huy động, điều phối nguồn lực cho phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ủy viên Bộ chính trị - Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề cuộc họp, ông Hermen Borst, Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan (Đại sứ quán Hà Lan) cho biết, tuy điều kiện khí hậu khác nhau nhưng khu vực đồng bằng Hà Lan và Đồng bằng sông Cửu Long đều đang phải đối mặt với các vấn đề về biến đổi khí hậu giống nhau như: dễ bị tổn thương do tác động của mực nước biển dâng, sụt lún, ngập lụt và hạn hán; tác động của thiên tai ngày càng gia tăng; hệ thống công trình trên thượng nguồn gây mất ổn định cho nguồn tài nguyên nước.Do đó, Hà Lan luôn sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm chiến lược với Đồng bằng sông Cửu Long trong phòng tránh thiên tai và ứng phó tình trạng thiếu nước ngọt của khu vực đồng bằng. Qua đó, cùng nhau xây dựng một nền kinh tế - xã hội đồng bằng thịnh vượng, bền vững trong hiện tại và tương lai.
Ông Borst chia sẻ, trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Lan tập trung vào 3 giá trị cốt lõi là: thống nhất, linh hoạt và bền vững làm cơ sở để đề ra định hướng chiến lược rõ ràng.Trong đó, ưu tiên sử dụng các giải pháp “mềm” để phòng tránh thiên tai và chỉ sử dụng các giải pháp “cứng” để can thiệp vào quy luật tự nhiên khi tình thế bắt buộc. Bên cạnh đó, chú trọng thiết lập cơ cấu quản trị chuyên biệt cho hợp tác liên ngành và liên tỉnh; kêu gọi sự tham gia của tất cả các địa phương trong công tác xây dựng dự án và đóng góp tài chính.
Đặc biệt, ông Borst đề xuất Đồng bằng sông Cửu Long nên bổ nhiệm một chức vụ hoặc một cơ quan đặc biệt chuyên trách về vấn đề đồng bằng, có đủ thẩm quyền để trình, quản lý tiến độ và tính gắn kết trong quá trình thực hiện chương trình đồng bằng của toàn vùng; đồng thời, tham mưu, đề xuất các biện pháp ngắn hạn và dài hạn về vấn đề đồng bằng lên Chính phủ để đưa ra các quyết sách hiệu quả, đạt được sự đồng thuận cao. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2011–2016 là là 248.830 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân là 11,5%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (7,5%/năm).Tuy nhiên, tổng chi ngân sách địa phương quản lý của vùng lại lên đến 388.764 tỷ đồng. Với nhiệm vụ chi này thì thu ngân sách địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 67% tổng chi cân đối toàn vùng và chỉ có thành phố Cần Thơ có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương.
Để Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Tài chính đề xuất các cấp trung ương ưu tiên phân bổ ngân sách để đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng trên địa bàn như hạ tầng giao thông, các công trình thủy lợi, công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trồng rừng phòng hộ.Đồng thời, ưu tiên phân bổ vốn bổ sung để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, các Chương trình khuyến công, khuyến nông; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, phí để khuyến khích đầu tư phát triển đối với địa bàn khó khăn, cũng như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
GS. TSKH. Nguyễn Ngọc Trân đề xuất, thời gian tới, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư công; tập trung ngân sách nhà nước vào các công trình trọng điểm nhằm giải quyết các vấn đề phát triển liên vùng; thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài; cơ cấu hiệu quả lại doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hoá để sử dụng cho đầu tư phát triển. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ hoan nghênh các ý kiến đóng góp và đề xuất của các đại biểu trong công tác xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và huy động nguồn lực tài chính liên vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long.Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý đại biểu và các địa phương khái niệm “nguồn lực” nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ xét đến vấn đề ngân sách mà còn bao hàm cả nhân lực, vật lực và tài lực.
Trong đó, cần chú trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong thiên nhiên của vùng.
Đặc biệt, cần coi nước mặn và nước lợ cũng là một nguồn tài nguyên cho canh tác, nuôi trồng. Qua đó, đưa nền nông nghiệp của vùng thoát khỏi định hướng chỉ trồng lúa nước ngọt và đa dạng hoá các mô hình sản xuất.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương rà soát lại quy hoạch tổng thể của vùng theo hướng tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn nước ngọt, thực hiện “chung sống” với xâm nhập mặn, khai thác nước lợ và nước mặn ở vùng biển chiếm ưu thế và đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, vì có nhiều yếu tố bất định, các địa phương cần tính toán cán cân được – mất trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi lựa chọn các giải pháp, công trình, để tiến hành đầu tư “không gây hối tiếc”. Ngoài ra, cần tiến hành rà soát lại quy hoạch thủy lợi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê chuẩn trong Quyết định 1397/QĐ-TTg để phù hợp với bối cảnh mới mà Đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện. Trong quy hoạch nông nghiệp, cần phải đảm bảo những vùng sản xuất lúa “ăn chắc”, chất lượng cao, sử dụng ít nước và ít phát thải khí nhà kính; thủy lợi hoá các vùng nuôi trồng thủy sản và những vùng rừng ngập mặn, rừng tràm vốn có. Trong quy hoạch xây dựng, cần xem xét định hướng sử dụng không gian sao cho phù hợp với nền đất yếu, dành không gian cần thiết cho giao diện giữa con người và sông, biển. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long trong công tác quản lý địa phương cần thống nhất lấy đất và nước làm cơ sở, lấy con người làm trọng tâm của mọi hoạt động phát triển trước khi xét đến các vấn đề hạ tầng kinh tế xã hội khác. Có như vậy mới có thể đảm bảo phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công vào các dự án khả thi./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng thị sát khu vực ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
18:24' - 26/09/2017
Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đi thị sát bằng trực thăng các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
11:41' - 26/09/2017
Sáng 26/9, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra phiên khai mạc Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi - Bài cuối: Chuyển đổi sinh kế và quản trị nguồn nước
09:47' - 19/09/2017
Chuyển đổi kế sinh nhai để thoát dần sự lệ thuộc quá nhiều vào mùa nước nổi là mục tiêu mà nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long đang hướng tới.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi - Bài 3: Sẽ không còn mùa lũ “đẹp”
09:41' - 19/09/2017
Lũ về mang lại cho Đồng bằng sông Cửu Long nhiều lợi ích nhưng lũ về sớm cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa của nông dân nơi đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng hai con số trong 6 tháng đầu năm
10:07'
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ trưởng 11,03% (đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố cũ).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tham gia cơ chế giảm và bù đắp carbon đối với các chuyến bay quốc tế
08:19'
Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng cho phép và giao Cục Hàng không Việt Nam thông báo tới ICAO về việc tham gia CORSIA giai đoạn tự nguyện từ 01/01/2026 theo hướng dẫn của ICAO.