Đồng bằng sông Hồng - vùng động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cả nước
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (lần thứ 5) tổ chức sáng 14/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, kinh tế - xã hội của vùng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, luôn đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế vượt mức bình quân chung cả nước và vượt vùng Đông Nam bộ; tiếp tục dẫn đầu về thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
“Với nhiều kết quả nổi bật đạt được về phát triển kinh tế, có thể khẳng định vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước và là một trong các vùng đi tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Với mục tiêu đề ra “tăng trưởng kinh tế cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số”; trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2024, dự kiến kế hoạch hoạt động năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan: khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng và các nhiệm vụ tại Chương trình hành động của Chính phủ theo đúng tiến độ. Đối với các nhiệm vụ, đề án đề xuất không thực hiện, đề nghị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng theo đúng thẩm quyền.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 140/CĐ-TTg để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025. Các địa phương phải xác định mục tiêu đột phá cho giai đoạn tới; chủ động, linh hoạt hóa giải khó khăn, thách thức, khai thác tối đa thời cơ, cơ hội cho phát triển. Các địa phương đầu tàu trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương khác vùng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò là một trong hai đầu tàu dẫn dắt của cả nước.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng một cách thiết thực, hiệu quả, theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao, nâng cao vai trò điều phối, liên kết của Hội đồng điều phối vùng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố, khắc phục các điểm nghẽn phát triển; đồng thời, tổ chức, phân công, điều phối các Tổ điều phối cấp bộ, cấp tỉnh để xây dựng các nội dung, kế hoạch triển khai các hoạt động của Hội đồng vùng trong năm.
Mặt khác, tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư xã hội, thúc đẩy hợp tác công tư; kịp thời rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án, nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các Chương trình mục tiêu quốc gia để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông chiến lược, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh,…
Với vị trí là trung tâm lớn về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo lớn nhất của cả nước; Vùng cần xác định đây là động lực tăng trưởng trong năm 2025 và những năm tiếp theo, đề nghị các địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện cuộc cách mạng về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, thành phố Hà Nội tiếp tục cần phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đúng theo kế hoạch; tập trung các giải pháp tăng tốc, bứt phá, khẳng định vai trò trung tâm, động lực dẫn dắt vùng Đồng bằng sông Hồng, sẵn sàng tiến vào Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước.
Về công tác quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để làm căn cứ triển khai các chương trình, dự án trong giai đoạn 2026-2030.
Với tiềm năng, lợi thế vượt trội về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm 2024 của vùng đạt khoảng 7,9% cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,09%); đứng thứ 2 trong 6 vùng kinh tế. Có 4 địa phương trong vùng tăng trưởng 2 con số, nằm trong Top 10 của cả nước, như: Hải Phòng 11,01%, Hà Nam 10,93%, Hải Dương 10,02%, Nam Định 10,01%.
Tổng thu ngân sách nhà nước của vùng đạt 815,65 nghìn tỷ đồng, là năm thứ 2 liên tiếp cao nhất cả nước, tăng hơn 12,8% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, chiếm 40,1% tổng thu ngân sách cả nước; trong đó: Hà Nội, Hải Phòng nằm trong nhóm 05 địa phương cao nhất nước; đặc biệt, Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc 500 nghìn tỷ đồng.
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 132 tỷ USD, là vùng dẫn đầu cả nước, chiếm gần 32,5% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước (405,53 tỷ USD).Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2024 có sự bứt phá mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký đạt 20 tỷ USD, chiếm 52,6% cả nước; trong đó: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội luôn nằm trong nhóm 5 địa phương cao nhất cả nước, đặc biệt tỉnh Quảng Ninh tăng vượt bậc, lần đầu tiên vươn lên đứng thứ 2 cả nước, đạt 2,29 tỷ USD, sau tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đăng ký gần 5,12 tỷ USD.
Vùng có 307,14 nghìn doanh nghiêp đang hoạt động chiếm 32,67% cả nước, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ). Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt trên 48 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn 570,991 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,9% tổng số vốn cả nước.
Giải ngân vốn đầu tư công của vùng ước đạt 141,8/175,8 nghìn tỷ đồng kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt gần 81% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước (77,55%); một số địa phương nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như Hải Phòng 99,67%; Thái Bình 99,09%, Hải Dương 95,11%, Vĩnh Phúc 90,54%; Ninh Bình 91,8%, Nam Định 159,36%.
Quy hoạch vùng, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng và Quy hoạch 11/11 địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hiện các địa phương đang tích cực xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch.
Nổi bật, nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, một số dự án giao thông lớn, trọng điểm đã hình thành hành lang kinh tế dọc theo các công trình, dự án như: Tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (đoạn đi trên cao); Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B Quảng Ninh - Lạng Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Ninh; nâng cấp, mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng Hàng không quốc tế Nội Bài...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
11:27'
Hội nghị nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế & Xã hội
Chất lượng không khí tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu
09:08' - 30/12/2024
Lúc 8 giờ ngày 30/12, kết quả quan trắc tại một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
19:49' - 09/10/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin
20:18'
Chiều 14/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm Thủ tướng Liên bang Nga
20:02'
Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Mikhail Mishustin.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
20:01'
Chiều 14/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp thân mật Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa dịch vụ chuỗi cung ứng logistics
18:54'
Một trong những giải pháp để tiếp tục khai thác dư địa phát triển ngành logistics được thành phố đề ra là chuyển đổi số, ứng dụng số.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng thúc giải ngân vốn tín dụng ngay từ đầu năm
17:57'
Ngay từ đầu năm 2025, một số ngân hàng đã tung các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cũng như kích cầu tín dụng trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành tối đa công suất để lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân
17:48'
Các công trình thủy lợi đang thực hiện tốt, đúng theo kế hoạch lấy nước. Tuy nhiên, một số vùng còn khó khăn trong việc lấy nước như khu vực Hà Nam, Hải Dương và Hải Phòng...
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới
17:41'
Trên thế giới, các trung tâm đổi mới sáng tạo đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và năng lực sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác phát triển công nghiệp bền vững hướng tới NetZero
17:03'
Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển công nghiệp phát thải thấp cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp, chuyển giao 25 đảng bộ cấp trên cơ sở
16:24'
Dự kiến số lượng tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng ủy Cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh là 30 tổ chức cơ sở Đảng.